Giới thiệu những đời RAM server phổ biến hiện nay
- DDR 1: (tên đây đủ là DDR SDRAM, DDR – từ viết tắt của Double Date Rate). Loại này có tuổi đời khá cao, khoảng hơn chục năm nên nó khá hiếm trên thị trường ngày nay. Thậm chí, nó quá yêu và không có khả năng lưu trữ để đáp ứng nhu cầu người dùng nữa.
- DDR 2: Đây là loại RAM sử dụng bảng mạch có Chipset Intel dòng 945 -> G31 (công nghệ chân đế tiếp xúc Socket 775). Nó thường hỗ trợ những dòng bộ xử lý như Intel Core Duo, Core 2 Duo,…
- DDR 3: Loại RAM này được dùng cho các bộ xử lý như CPU Intel Core 2 Duo, Core I3/I5/I7,… và nó được sử dụng nhiều nhất hiện nay cho những dòng máy tính đời mới.
So sánh về dung lượng bộ nhớ của RAM server
Khi xưa, MB(Megabyte) chính là đơn vị để tính dung lượng RAM server. Tuy nhiên, với nhu cầu lưu trữ cao của người dùng thì GB (Gigabyte, 1GB = 1024 MB) mới chính là đơn vị tính cho RAM server hiện nay.
- DDR (DDR 1): Dung lượng của loại RAM này chỉ khoảng 32 MB, 64 MB,…
- DDR 2: Dung lượng khoảng 256 MB cho đến 2 GB RAM.
- DDR 3: Sở hữu dung lượng rất đa dạng bao gồm: 2GB, 4GB, 8GB, 16 GB,…
So sánh về tốc độ truyền tải của những đời RAM (DDR, DDR 2, DDR 3)
Bus của RAM (tốc độ truyền tải của RAM) là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng làm việc cũng như sức mạnh xử lý của hệ thống. Đặc biệt là máy cần làm việc về xử lý nhiều tác vụ. Nó có thể được hiểu là tốc độ di chuyển của luồng dữ liêu, càng lớn thì xử lý càng nhanh. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều đời RAM và tất nhiên đó là sự nâng cấp qua các đời với công nghệ hiện đại.
Xung nhịp của RAM, bạn có thể hiểu: RAM DDR200 có xung nhịp thực là 100MHz => 100MHz bộ nhớ đệm dữ liệu => 100*2 = 200MHz tốc độ dữ liệu (DDR – Double Date Rate nghĩa là tốc độ dữ liệu gấp đôi).
Sự khác nhau về điện áp sử dụng
Qua nhiều đời, RAM càng tốn ít điện năng và càng tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, vẫn còn 1 vài Module bộ nhớ đòi hỏi cao, hoặc bộ nhớ có xung nhịp hơn hơn tốc độ chính thức.
So sánh độ trễ
CAS Latency (ngắn gọn là CL) – độ trễ. Thời gian trễ là thời gian từ khi ra lệnh đến khi nhận được phản hồi. Nó được viết theo chu kỳ xung nhịp, như bộ nhớ có CL3 – mạch điều khiển phải đợi 3 chu kỳ xung nhịp. Phía trên chính là bảng độ trễ của những dòng RAM.
So sánh số chân nối
Đây cũng chính là sự phân biệt những đời RAM nhờ số chân nối.
- Ram DDR có 184 chân nối.
- Ram DDR 2 và DDR 3 có 240 chân nối.
Phân biệt những đời RAM qua khe cắm
Khe lõm RAM DDR và DDR2 lệch về bên phải khi chia RAM làm đôi. Trong đó, khe lõm thanh RAM DDR 3 lệch về bên trái.
Kết luận những điều cần quan tâm khi mua RAM server
Trước khi bạn quyết định mua RAM thì bạn phải cân nhắc các yếu tố sau đây:
- Dung lượng RAM.
- Chuẩn của RAM (DDR2, DDR3, DDR4,…)
- BUS của RAM.