Trong một thời đại mà nền công nghệ thông tin được chú trọng và phát triển mạnh như hiện nay, thì nhiều công ty phần mềm và các sản phẩm công nghệ rất được trọng dụng và đánh giá cao. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi là bộ xử lý Intel Xeon là gì? Trong bài viết này sẽ mang đến cho bạn thêm những thông tin để giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ về intel Xeon là gì? Đồng thời giúp bạn có thể so sánh giữa Intel Xeon và Core i, hãy cùng đến với thông tin dưới đây nhé!
Bộ xử lý Intel Xeon là gì?
Bộ xử lý Intel Xeon chính là một dòng CPU thuộc sự quản lý của tập đoàn nổi tiếng về công nghệ Intel, đây là hãng lớn nên ở thời điểm hiện tại hầu hết các dòng máy tính, Laptop thông thường đều được sử dụng. CPU của Xeon cũng giống như những dòng CPU khác, chúng có đầy đủ tính năng cần thiết, cấu hình và đặc biệt là bộ phận quan trọng cho máy trạm hoặc server của một máy tính.
Ưu điểm của dòng chip Xeon
- Hỗ trợ RAM Error Checking và Correction (ECC): Sẽ tìm ra và sửa lỗi mọi sự cố phát sinh trước khi nó xảy ra. Vì thế mà chúng giúp loại bỏ cho người dùng những nguyên nhân dẫn tới các sự cố gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của người dùng. Và điều đặc biệt là chỉ có bộ vi xử lý chip Xeon mới làm được điều này.
- Có độ bền bỉ cao theo thời gian: Dòng chip Xeon có độ bền được đánh giá là rất cao, có thể xử lý nhiều thông tin nặng đã tích lũy nhiều ngày. Bởi thế nếu bạn muốn dùng máy trạm hạng nặng thì hoàn toàn có thể chọn chip Xeon để gia tăng tuổi thọ nhé.
- Lõi nhiều CPU: Nếu máy bạn có càng nhiều lõi CPU thì càng tốt khi dùng những ứng dụng về 3Dmax, thiết kế đồ họa, render video,… và chip CPU Xeon rất phù hợp với những yêu cầu này. Vì bộ vi xử lý của chip Xeon tối đa đến 56 lõi và khi siêu phân luồng sẽ là 112.
- Công nghệ siêu phân luồng: Mọi dòng chip Xeon đều có công nghệ siêu phân luồng, đây là một quá trình cơ bản giúp tăng gấp đôi các lõi CPU cho máy của bạn thông qua việc tạo ra nhiều các lõi ảo.
- Bộ nhớ đệm lên đến L3 cache rất cao: Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải chạy nhiều ứng dụng, phần mềm cùng một lúc thì đến với CPU Xeon sẽ là quyết định đúng đắn.
So sánh dòng chip Xeon với Core I của hãng intel
Khác biệt |
Chip Xeon |
Core I |
Về mặt thời gian sản xuất | Chip Xeon được sản xuất sau chíp Core I. Và 3 loại được các doanh nghiệp yêu thích đó là Xeon E3, Xeon E5, Xeon E7. Tuy nhiên những dòng đười sau sẽ được nâng cấp cải tiến hơn so với những dòng trước đó. | Core I được ra đời trước chip Xeon đây được xem là một bước đột phá của nó. Chính điều này có tác dụng giúp Core I có tính nâng cấp bộ vi xử lý của máy tính bàn, điện thoại, laptop giúp tiết kiệm điện và nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với core i3 và i5. |
Về đối tượng sử dụng | Chip Xeon hướng tới đối tượng sử dụng là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ cần sử dụng hiệu năng ổn định cao. | Core I thường hướng tới đối tượng khách hàng hay sử dụng máy tính bàn, laptop và những khách hàng không yêu cầu độ ổn định cao về server và workstation |
Đặc tính của dòng CPU | Chip Xeon cho phép người dùng chạy nhiều CPU cùng một lúc. Bên cạnh đó chip Xeon dùng 2 CPU được thiết kế 2 QPI để có thể giao tiếp với server của RAM và server Mainboard dùng chéo được với nhau. | Core I sẽ không chạy nhiều CPU cùng một lúc mà khi sử dụng bạn phải tắt đi 1 QPI. |
Card đồ họa tích hợp | Các dòng chip Xeon không có card đồ họa tích hợp (IGPU), vì thế nếu yêu cầu máy tính cấu hình cao thì bạn phải mua thêm VGA rời để hỗ trợ. Do bo mạch chủ (Mainboard) hỗ trợ CPU cũng không thể xuất hình được. | Các dòng Core I có card đồ họa tích hợp vì thế những máy tính đơn giản sẽ không cần dùng VGA rời hoặc những máy tính có cấu hình độ phân giải thấp cũng có thể sử dụng dòng CPU này. |
Đánh giá và lựa chọn | Nếu công việc của bạn nặng và đòi hỏi thường xuyên thao tác nhiều tác vụ, ứng dụng khác nhau thì nên lựa chọn chip Xeon. | Nếu bạn dùng văn phòng không đòi hỏi nhiều ứng dụng năng hoặc sử dụng máy tính cá nhân thì Core I là một sự lựa chọn hợp với bạn . |
Trên đây là tất cả thông tin giúp bạn có thể hiểu được phần nào về intel Xeon là gì? Cũng như có thể So sánh và phân biệt được Xeon và Core i. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn lượng thông tin cần thiết.