Càng ngày, lượng dữ liệu lưu trữ càng tăng thì yêu cầu lưu trữ không đơn thuần là cất giữ dữ liệu mà còn cần đáp ứng khả năng bảo mật, quản lý và truy xuất nhanh chóng. Mặc dù vậy, không phải bộ dữ liệu nào cũng cần nhiều tiêu chuẩn như trên. Việc lựa chọn giải pháp lưu trữ phù hợp và tiết kiệm chi phí chính là một bài toán đầy hóc búa. Vì thế, bạn cần cân nhắc những lợi ích và hạn chế của việc lưu trữ dữ liệu trong cả trung tâm dữ liệu và trên đám mây. Từ đó, đưa ra quyết định nên lựa chọn giải pháp lưu trữ nào phù hợp.
Tại sao lựa chọn lưu trữ đám mây?
Hầu hết các công ty chọn lưu trữ đám mây vì hai lý do chính là độ tin cậy và khả năng mở rộng. Không chỉ vậy, lưu trữ đám mây còn giúp giảm chi phí vận hành, nhân lực CNTT, cũng như bảo trì và phần cứng. Bởi vì nhà cung cấp đám mây gánh vác tất cả. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp sẽ đảm bảo dịch vụ lưu trữ của họ chạy cho tất cả khách hàng của họ. Tuy nhiên, bạn hãy sao lưu dữ liệu lưu trữ đám mây phòng cho các trường hợp ngừng hoạt động hoặc sự cố khác.
Ngoài ra, lưu trữ đám mây còn có thể mang đến tốc độ nhanh hơn đối với người dùng. Bởi vì nó thường sử dụng máy ảo và truyền dữ liệu trên nhiều máy chủ khác nhau. Quá trình này sẽ giúp làm giảm nguy cơ tắc nghẽn và sự chậm trễ của ứng dụng.
Tại sao lựa chọn lưu trữ trung tâm dữ liệu?
Có lẽ sẽ không có gì tạo ra sự yên tâm như lưu trữ dữ liệu trên hạ tầng và mạng của riêng bạn. Bên cạnh đó, người dùng có thể tách biệt với những người khác.
Những việc lưu trữ trung tâm dữ liệu đòi hỏi phải có nhân sự IT và chuyên môn kỹ thuật để triển khai, cũng như chạy và duy trì dữ liệu, hệ thống một cách hiệu quả. Thậm chí, bạn có thể triển khai nó với bất kỳ cấu hình nào, duy trì kiểm soát chặt chẽ vấn đệ hiệu suất và bảo mật. Hơn nữa còn đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định quản lý đối với doanh nghiệp và ngành. Cho dù chi phí thiết lập này cao hơn trong dài hạn, nhưng có thể đáng giá, phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp.
Điểm khác giữa dịch vụ đám mây và trung tâm dữ liệu
Điểm khác chính giữa lưu trữ đám mây so với trung tâm dữ liệu là khả năng mở rộng, bảo mật và chi phí.
Khả năng mở rộng
Lưu trữ đám mây có thể dễ dàng mở rộng bởi vì nó chạy trên các máy chủ ảo. Khi đó, quản trị viên có thể tăng hoặc giảm một cách nhanh chóng.
Còn dung lượng lưu trữ của trung tâm dữ liệu sẽ bị giới hạn đối với hạ tầng tại chỗ. Việc tăng công suất đồng nghĩa với việc đầu tư thêm phần cứng và nhân viên để xử lý tất cả mọi thứ.
Bảo mật
Đối với lưu trữ dữ liệu đám mây có thể cung cấp khả năng bảo mật mạnh mẽ trong hạ tầng của nó. Do nó có thể truy cập bởi bất kỳ ai từ bất kỳ đâu với thông tin đăng nhập thích hợp thông qua internet, nên nó gây ra rủi ro bảo mật. Hơn nữa, khách hàng của dịch vụ đám mây không thể thay đổi chính sách bảo mật mà nhà cung cấp đám mây cung cấp.
Ngược lại, lưu trữ trung tâm dữ liệu sẽ an toàn hơn, cụ thể là chỉ những tài khoản được ủy quyền mới có thể truy cập bằng thông tin xác thực phù hợp, ngay từ bên trong mạng của công ty. Ngoài ra, bạn có thể tăng cường bảo mật bằng các biện pháp bổ sung, ví dụ như kiểm soát truy cập dựa trên vai trò và ứng dụng quản lý danh tính.
Ngân sách và các khoản đầu tư
Thực tế, việc triển khai một trung tâm dữ liệu đòi hỏi một khoản đầu tư trả trước khá lớn và chi phí bảo trì, nhân sự và cơ sở vật chất đáng kể.
Đối với lưu trữ đám mây, cho dù trên đám mây công cộng (public cloud) hay đám mây riêng (private cloud), chi phí trả trước sẽ ít hơn. Điều này là do nhà cung cấp đám mây chịu chi phí triển khai và bảo trì. Đồng thời, nhà cung cấp tính phí liên tục và thường xuyên cho việc sử dụng và các chi phí khác dựa trên người dùng.
Tốc độ
Lưu trữ đám mây thường sẽ nhanh hơn vì dữ liệu được phân cấp giữa các máy chủ khác nhau dành riêng cho việc lưu trữ.
Việc lưu trữ trung tâm dữ liệu sẽ phụ thuộc vào tốc độ mạng của công ty để xử lý các yêu cầu và dung lượng lưu trữ dữ liệu.
Các bản cập nhật
Các nhà cung cấp đám mây sẽ xử lý các bản cập nhật hệ thống dễ dàng hơn bởi vì họ có sẵn nhân sự hoặc chúng diễn ra một cách tự động.
Còn người dùng lưu trữ trung tâm dữ liệu chịu trách nhiệm về bất kỳ bản cập nhật nào. Nếu như đội ngũ CNTT quá tải với công việc khác, họ có thể vô tình bỏ qua các bản cập nhật này.
Khả năng phục hồi dữ liệu – Data recovery
Đối với lưu trữ đám mây, việc khôi phục dữ liệu thường dễ dàng hơn bởi vì dữ liệu được phân phối trên môi trường đám mây. Khi đó, quản trị viên có thể khôi phục nó một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Còn quá trình khôi phục trung tâm dữ liệu có thể khiến bạn bực bội vì quá trình này có thể mất nhiều thời gian. Thậm chí, người dùng còn có thể không khôi phục được tất cả dữ liệu bị mất.
Bạn nên chọn giải pháp lưu trữ dữ liệu nào?
Để đưa ra quyết định nên lựa chọn giải pháp lưu trữ nào thì bạn cần phân tích dựa trên nhiều yếu tố, ví dụ như ngân sách, khối lượng công việc, cấp độ nhân sự và yêu cầu của ngành.
Nhìn chung, các công ty nhỏ và các công ty khởi nghiệp nên sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây. Bởi vì họ sẽ không cần các khoản đầu tư lớn, trả trước vì nó dựa trên mô hình thuê bao. Khi đó, các công ty cần lưu trữ chuyên biệt hoặc có các yêu cầu quy định để chọn một đám mây riêng nhằm đảm bảo dữ liệu được giữ riêng biệt với các khách hàng của nhà cung cấp đám mây khác.
Đối với các công ty và doanh nghiệp lớn hơn có thể sử dụng lưu trữ đám mây hoặc trung tâm dữ liệu, tùy thuộc vào nhu cầu của họ. Chẳng hạn như nếu công ty không có yêu cầu quy định và đội ngũ CNTT hoặc có nguồn ngân sách nhỏ, thì việc lưu trữ dữ liệu đám mây công cộng sẽ phù hợp. Còn các doanh nghiệp có nhu cầu quy định cụ thể và ngân sách nhỏ thì có thể lựa chọn giữa giải pháp lưu trữ đám mây riêng hoặc trung tâm dữ liệu của bên thứ ba.
Vậy là SHop máy chủ đã giúp các bạn có thêm thông tin để lựa chọn giải pháp lưu trữ nào phù hợp giữa Cloud Storage và Data Center. Mong rằng qua đó bạn sẽ xl lựa chọn được giải pháp phù hợp với bản thân. Nếu có thêm thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với sShop máy chủ nhé.