Như chúng ta đã biết, Database Server là máy chủ thường được sử dụng để lưu trữ dữ liệu trong các tổ chức và doanh nghiệp hiện nay. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết Database Server là gì? Chức năng và cách thức hoạt động của Database Server như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin này trong bài viết sau đây nhé.
Database Server là gì?
Thực tế, Database Server còn được gọi là máy chủ cơ sở dữ liệu hoặc máy chủ dữ liệu dùng để lưu trữ website, các dữ liệu và thông tin. Bên cạnh đó, một database Server chính là một máy tính mạng LAN dành riêng cho lưu trữ, duy trì và khôi phục cơ sở dữ liệu. Trong đó, Database server bao gồm hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu database Management system (DBMS) và cơ sở dữ liệu. Căn cứ vào yêu cầu từ các máy khách, database server sẽ tìm kiếm database cho các bản ghi được chỉ định và chuyển lại chúng qua mạng.
Ngoai ra, một database server có thể được xác định như một máy chủ chuyên dụng cung cấp các dịch vụ database. Đồng thời, cũng có thể đóng vai trò như một máy chủ chạy phần mềm dữ liệu.
Chức năng của Database Server
Nhận thấy, hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu DBMS xem chức năng back – end là tính năng chính. Còn các chương trình ứng dụng trên máy khách là chương trình front – end. Bên cạnh đó, máy khách có thể là ứng dụng dùng để giao tiếp với DBMS và máy chủ cơ sở dữ liệu là DBMS.
Một số chức năng nổi bật của database server phải kể đến như:
- Database Server sẽ quản lý các dịch vụ bảo mật phục hồi và thực thi các ràng buộc được chỉ định bên trong DBMS. Đồng thời, Database Server cũng sẽ kiểm soát, quản lý tất cả các máy khách kết nối tới nó. Thậm chí, database server còn xử lý toàn bộ truy cập dữ liệu và các chức năng điều khiển.
- Ngoài ra, database server còn cung cấp các tính năng kiểm soát truy cập đồng thời, bảo mật chặt chẽ hơn, máy chủ ẩn các DBMS tư các máy khách.
- Không những thế, database server còn cung cấp môi trường đa người dùng giúp nhiều người dùng có thể truy cập cơ sở dữ liệu cùng một lúc. Khi đó, tất cả dữ liệu đều sẽ được lưu trữ trên database server. Nhờ vậy mà DBA có thể dễ dàng tạo bản sao lưu cấu cơ sở dữ liệu.
Các thành phần của database server là gì?
Mô hình database server thường sẽ được chia làm 2 phần cơ bản gồm client (phần chạy trên máy khách) và server (phần chạy trên database server).
- Một phần chạy trên máy khách: Đây là nơi mà người sử dụng tích lũy và hiển thị thông tin cơ sở dữ liệu. Khi nhận được kết quả từ server client sẽ sắp xếp và hiển thị dữ liệu được yêu cầu.
- Một phần chạy trên máy chủ cơ sở dữ liệu: Là nơi có nhiệm vụ kết nối, xử lý và lưu trữ dữ liệu. Tức là máy chủ sẽ xử lý yêu cầu gửi đến máy khách. Khi server đã trả kết quả xử lý, client sẽ tiếp tục xử lý các kết quả này để phục vụ người dùng. Sau đó, máy chủ giao tiếp với thế giới bên ngoài và máy khách sẽ nhận yêu cầu dưới dạng chuỗi truy vấn. Khi server đã hoàn thành việc phân tích các chuỗi ký tự trên, nó sẽ xử lý dữ liệu và trả kết quả về cho máy khách.
Cách thức hoạt động của database server như thế nào?
Database server thực chất là một máy tính mạng LAN dành riêng cho việc duy trì, lưu trữ và khôi phục dữ liệu. Tại database network, máy khác sẽ xử lý các yêu cầu SQL từ database server. Tiếp theo, network database server sẽ xử lý các yêu cầu từ cơ sở dữ liệu máy khách và cách trả lời cho các lệnh SQL sẽ được tải về thông qua máy tính nối mạng. Xét theo tổng thể, database server sử dụng nguồn lực của chính nó để yêu cầu hoặc tìm kiếm kết quả cho yêu cầu. Đôi khi, database server còn được biết đến như một công cụ SQL.
Ngoai ra, tất cả các chức năng của database sẽ được kiểm soát bởi database server. Hơn nữa, loại máy tính nào cũng có thể sử dụng làm database server. Boa gồm máy vi tính, máy tính mini hay máy tính công suất lớn. Tuy nhiên, trong các tổ chức lớn, máy tính công suất lớn sẽ sử dụng làm server.
Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc database server là gì cũng như chức năng và cách hoạt động của nó như thế nào. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn được database server phù hợp để phát triển kinh doanh nhé.