Chức hẳn, Edge Computing là thuật ngữ không thể bỏ qua với những ai đam mê nghiên cứu điện toán đám mây. Đây được xem là công nghệ tiềm năng trong thời đại IoT bùng nổ. Hãy cùng Shop máy chủ tìm hiểu về điện toán biên là gì và một số thông tin liên quan nhé.
Edge Computing là gì?
Xét về cơ bản, việc xử lý có thể xảy ra trên thiết bị, như với máy tính hoặc qua internet, tương tự như hầu hết những gì bạn làm trên điện thoại hoặc laptop của mình.
Việc xử lý sẽ diễn ra bên ngoài thiết bị, qua internet và thường được hỗ trợ thông qua điện toán đám mây. Điều này có lẽ đã quen thuộc với chúng ta.
Điện toán đám mây chính là điện toán được thực hiện bởi một mạng lưới các máy chủ được kết nối trong một trung tâm dữ liệu. Khi đó, bạn truy cập hệ thống này thông qua một thiết bị được kết nối internet mà chính nó không tự tham gia vào các tác vụ xử lý.
Xét về bản chất, điện toán biên là một dạng điện toán đám mây trong đó điện toán sẽ được phân phối trên các thiết bị thay vì ở một vị trí, trên cái được gọi là “máy chủ gốc” trong điện toán đám mây.
Thực tế, Edge Cloud Computing sẽ tái tạo một hệ thống giống như đám mây thông qua việc sử dụng “máy chủ biên” hoặc “micro-server” thay vì máy chủ gốc.
Trong khi đó Edge Cloud Computing hoạt động rất giống như điện toán đám mây thông thường với người dùng cuối, các thiết bị ở biên sẽ chia sẻ nhiệm vụ xử lý với máy chủ.
Lợi ích của điện toán biên mang lại
Điện toán biên sẽ cho phép làm rõ phạm vi và tài nguyên tại biên để tối ưu hoá việc phân tích, xử lý và làm giảm các chi phí vận hành. Qua đó sẽ làm tăng biên lợi nhuận. Hơn nữa, điện toán biên còn giúp các thiết bị IoT có thể hoạt động mà không cần đến kết nối internet, khi đó một cụm tại biên có thể coi như một nút mạng trong mạng lưới. Sau đây là 5 lợi ích quan trọng chính của điện toán biên:
- Phản hồi nhanh: Điện toán biên sẽ cho phép các bộ xử lý cục bộ, với năng lực phù hợp (sở hữu khả năng tính toán riêng). Đồng thời, dễ dàng xử lý những tác vụ yêu cầu thời gian phản hồi nhanh và đòi hỏi phải đưa ra hành động xử lý ngay sau khi gặp phải một tình huống nào đó.
- Cho phép xử lý dữ liệu gần nguồn: Trước khi lên đám mây tập trung, điện toán biên có thể xử lý dữ liệu gần nguồn và chỉ gửi đi những dữ liệu phù hợp cũng như có liên quan. Nhưng trong trường hợp này, sẽ có độ trễ khi truyền dữ liệu vì phải thực hiện phân tích xử lý dữ liệu trước khi gửi đi thông tin.
- Giups tối ưu chi phí, thời gian và chất lượng: Các dịch vụ ứng dụng điện toán biên sẽ cho phép khoanh vùng những tác vụ cần xử lý và liên tục làm hài hòa dữ liệu qua mỗi giai đoạn. Đồng thời, làm giảm đáng kể lượng dữ liệu cần được lưu trữ, xử lý, tiết kiệm băng thông, cũng như giảm thời gian trễ và nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Giảm thiểu hiện tượng “nút thắt cổ chai”: Điện toán biên còn làm giảm sự ảnh hưởng lẫn nhau trong toàn bộ hệ thống, nhờ việc phân tải và khoanh vùng phù hợp. Từ đó, giúp hệ thống dễ dàng đối ứng với những lỗi xảy ra khi xử lý dữ liệu, hay những sự cố không mong muốn về virus, cùng với lỗ hổng bảo mật thông tin và an ninh mạng.
- Khả năng mở rộng không giới hạn và bảo mật: Điện toán biên còn cho phép doanh nghiệp dễ dàng thêm vào các nút mạng/ thiết bị biến để mở rộng phạm vi quy mô và năng lực mạng IoT mà không gây ảnh hưởng đến toàn bộ phần còn lại.
Nhược điểm của Edge Computing
Bên cạnh những lợi ích kể trên, điện toán biên cũng tồn tại những nhược điểm nhất định. Một số nhược điểm đến từ điện toán biên là cũng sử dụng đám mây. Chẳng hạn như các thiết bị cạnh vẫn cần có kết nối internet để có được tiện ích tối đa. Mặc Dù vậy, công nghệ điện toán biên cũng đặt ra một số vấn đề của riêng nó.
Hiện tại, các thiết bị biên còn đòi hỏi chip máy tính khá chuyên biệt. Vì thế, hầu hết các thiết bị biên chỉ có thể thực sự áp dụng xử lý biên vào một thứ. Hơn nữa, chúng không nhất thiết phải sử dụng một lần, mà chúng cũng không linh hoạt như các thiết bị đám mây.
Đối tượng sử dụng Edge Computing
Hiện nay, các trường hợp sử dụng điện toán biên còn khá hạn chế. Bởi vì công nghệ này chỉ được sử dụng bởi các công ty có lý do thực sự để không phải phụ thuộc hoàn toàn vào điện toán đám mây hoặc tích hợp sẵn.
TRong đó, Cellnex Telecom là nhà khai thác viễn thông không dây phục vụ hầu hết các nước Châu Âu. Nhờ sử dụng Edge Cloud Computing, phân phối điện toán đến nhiều địa điểm thay vì dựa vào trung tâm dữ liệu. Do đó, công ty cung cấp dịch vụ tốt hơn và đáng tin cậy hơn trên thị trường rộng lớn và cơ sở người dùng phân tán.
Ngoài ra, Perceive tạo ra các con chip cho các thiết bị biên, chủ yếu là các thiết bị an ninh gia đình thông minh. Những con chip này sẽ cho phép thiết bị hiểu hình ảnh, video và âm thanh trong khi đó hạn chế khối lượng dữ liệu nhạy cảm tiềm ẩn mà chúng phải gửi lên đám mây. Bên cạnh đó, các công ty như Microsoft sử dụng điện toán biên trong các thiết bị IoT ít phụ thuộc vào đám mây hơn.
Không những thế, AT&T hứa hẹn rằng điện toán biên sẽ giúp chơi game trên đám mây nhanh hơn và dễ tiếp cận hơn trong tương lai. Thông thường, các game yêu cầu nhiều dữ liệu để truyền hơn so với các hình thức truyền thông khác bởi vì do game yêu cầu phản ứng với đầu vào của người dùng. Việc xử lý một số lệnh hoặc phân phối kết xuất đồ họa có thể làm giảm độ trễ và yêu cầu kết nối.
Nhìn chung, với sự phổ biến ngày một rộng rãi của các thiết bị IoT, điện toán biên sẽ mang lại sự hiệu quả vượt bậc trong việc xử lý dữ liệu và vận chuyển, đồng thời bảo mật thông tin ngày một tối ưu. Hơn nữa, điện toán biên còn ra đời như một kiến trúc bổ sung và kết hợp với điện toán đám mây để giúp tạo ra các nền tảng mạnh mẽ trong ngành công nghiệp IoT. Chính điều này sẽ tác động và thúc đẩy chuyển đổi các ngành kinh tế trong tương lai.