DNS Server được biết đến như là hệ thống phân giải, chuyển đổi tên miền với những chức năng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối mạng Internet và trong việc bảo vệ thông tin cho người dùng. Bài viết sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò của DNS, DNS là gì, chức năng của DNS Server?
DNS là gì?
DNS là cụm từ viết tắt của Domain Name System, là một hệ thống phân giải tên miền. Để các bạn dễ hình dung hơn, các bạn có thể coi DNS như một danh bạ khổng lồ của thế giới internet. DNS còn có thể giúp chuyển đổi những tên miền hay website mà các bạn vẫn thường thấy mỗi ngày sang dạng IP và ngược lại.
Vai trò của DNS trong việc kết nối mạng internet và trình duyệt web
Trước kia, mỗi lần chúng ta truy cập vào website thì các bạn cần phải ghi nhớ chính xác các địa chỉ khó hiểu và phức tạp. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, hệ thống DNS ra đời đã xoá tan những gánh nặng đó, giúp cho các bạn không cần phải ghi nhớ những địa chỉ hay các tên gọi khó nhớ. Với những tính năng ghi nhớ được tên miền đã “dịch” sẵn và được ưu tiên sử dụng cho những lần truy cập sau, DNS giúp cho mọi người tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi truy cập lại những website đã từng sử dụng.
Nhờ có DNS, các bạn có thể sử dụng nhiều dịch vụ mạng cùng một lúc như tìm kiếm thông tin, chơi game, xem phim, đăng nhập các website,… trước kia các bạn sẽ không bao giờ có thể duyệt Internet nhanh chóng và dễ dàng như vậy. Nhưng đến thời đại 4.0 ngày nay thì DNS sẽ giúp các bạn thực hiện tìm kiếm và ghi nhớ thông tin một cách dễ dàng nhất. Mỗi ngày có hàng triệu người trên thế giới đang sử dụng thêm và thay đổi tên miền, hàng tỷ địa chỉ IP đã và đang được sử dụng.
Chính vì thế mà DNS server cũng phải xử lý vô số yêu cầu trên Internet ở mọi lúc mọi nơi. Vì vậy cách giao thức Internet và hiệu suất mạng là vấn đề ảnh hưởng hàng đầu đến hoạt động của DNS server. Tuỳ vào mục đích sử dụng mà các bạn có thể chọn DNS server với tốc độ sao cho phù hợp.
Các loại DNS Server hay gặp nhất
Những bạn chập chững bước chân “vào nghề” trong ngành máy tính và mạng chắc chắn ai cũng từng thắc mắc DNS là gì? Có mấy loại? được dùng phổ biến nhất là các loại nào? Sau đây cùng mình tìm hiểu 4 loại DNS server phổ biến thường được dùng nhiều nhất nhé!
Root Name Servers
Hay còn được gọi tắt là Name Server. Đây được xem là một Server quan trọng trong hệ thống cấp bậc của DNS. Có thể nói cho các bạn dễ hiểu, Root Name Server chính là một thư viện để các bạn dễ dàng định hướng và tìm kiếm. Theo như quá trình hoạt động, sau khi nhận được yêu cầu từ DNS Recursive Resolver, DNS Root Name Server sẽ phản hồi với bạn rằng nó cần tìm trong các top-level (TLD Name Servers) cụ thể nào đó.
DNS Recursor
Tiếp theo cũng là một server quan trọng không kém đó là DNS Recursor. Server này đóng vai trò liên lạc cho các Server khác và sau đó phản hồi đến trình duyệt của người dùng. Trong quá trình lấy thông tin từ người dùng, sẽ có những trường hợp DNS Recursor cần đến sự trợ giúp của Root Name DNS Server.
TLD Name server
TLD Name server được ví là một server dành riêng cho loại Top-level domain. Và được xem là nhà quản lý của toàn bộ hệ thống thông tin những phần mở rộng tên miền chung. Theo đúng trình tự, TLD Name Server sẽ phản hồi từ server DNS Resolver, sau đó giới thiệu cho một Authoritative Name Server – hay còn là nơi chứa chính thức các nguồn dữ liệu của tên miền đó.
Authoritative Nameserver
Sau khi DNS Resolver tìm thấy Authoritative Nameserver cũng là lúc việc phân giải tên miền bắt đầu. Mặt khác cho chúng ta thấy rằng, Authoritative Name Server có chứa các thông tin cho biết tên miền đang được gắn với địa chỉ nào, tiếp theo nó sẽ cung cấp cho Recursive Resolver địa chỉ IP cần thiết để tìm thấy trong danh mục những bản ghi.
Để hệ thống mạng có thể hoạt động một cách trơn tru và được dễ dàng thì DNS là một dịch vụ không thể thiếu. Qua bài viết này mình muốn cung cấp cho các bạn tất cả những kiến thức về DNS là gì. Hi vọng, sau bài viết này sẽ giúp các bạn biết thêm tầm quan trọng của DNS đối với mạng Internet.