Mã hóa đầu cuối là gì ? Nó hoạt động như thế nào ?

Quyền riêng tư trực tuyến là nhu cầu của thời đại. Đặc biệt, khi có sự gia tăng liên tục về số lượng các kỹ thuật đánh cắp dữ liệu người dùng. Nhận thức được nhu cầu này, các dịch vụ nhắn tin trực tuyến lớn sử dụng một kỹ thuật được gọi là mã hóa đầu cuối, để bảo mật và bảo vệ các cuộc trò chuyện của người dùng. Nhưng mã hóa đầu cuối có nghĩa là gì và nó thực sự hoạt động như thế nào ? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

Mã hóa đầu cuối là gì ?

Bạn mã hóa tin nhắn/hình ảnh cần gửi và nó chuyển qua Internet dưới dạng mã ‘bí mật’. Sau đó chỉ người nhận mới có thể giải mã mã ‘bí mật’ này. Quá trình này được gọi là mã hóa đầu cuối.

Mã hóa đầu cuối
Mã hóa đầu cuối

Nói một cách đơn giản nhất, mã hóa đầu cuối đảm bảo giao tiếp bí mật giữa người gửi và người nhận, ngăn chặn các bên thứ ba truy cập thông tin này. Các công cụ và công nghệ giúp  thực hiện quá trình này được thiết kế thành những ứng dụng nhắn tin và phần mềm khác mà người dùng (có thể) sử dụng.

Mã hóa đầu cuối hoạt động như thế nào ?

Mục tiêu của mã hóa đầu cuối là để ngăn chặn bất kỳ kẻ xâm nhập nào lấy cắp thông tin giữa người gửi và người nhận. Quay lại tình huống đã đề cập trước đó: Bạn đang gửi cho người khác một tin nhắn.

Khi sử dụng dịch vụ mã hóa đầu cuối, bạn được cung cấp một cặp public và private key. Các key này giúp bạn mã hóa và giải mã. Cùng với đó, ứng dụng nhắn tin có một thuật toán, bao gồm các hàm toán học được sử dụng để mã hóa hoặc giải mã dữ liệu.

Khi bạn đang gửi tin nhắn cho người khác, bạn sẽ được cung cấp một public key ánh xạ tới hộp trò chuyện của người đó. Public key được sử dụng để mã hóa tin nhắn, sử dụng thuật toán có trong ứng dụng nhắn tin. Public key này giúp bạn nhận ra thiết bị của người nhận và thực tế là người đó sẽ nhận được tin nhắn.

1 cặp public và private key được cung cấp cho quá trình mã hóa và giải mã
1 cặp public và private key được cung cấp cho quá trình mã hóa và giải mã

Bây giờ, người nhận sẽ sử dụng private key, giúp giải mã tin nhắn và diễn giải thông tin trong tin nhắn do bạn gửi. Private key này chỉ có sẵn và dành riêng cho thiết bị của người nhận. Do đó, không ai khác có thể giải mã tin nhắn – lúc này, việc mã hóa đầu cuối đã thành công.

Đây là nguyên tắc hoạt động cơ bản của mã hóa đầu cuối. Tuy nhiên, không phải tất cả các dịch vụ đều sử dụng mã hóa đầu cuối. Một số công cụ thường sử dụng kỹ thuật mã hóa tầng giao vận thay thế. Vậy sự khác biệt giữa 2 kỹ thuật này là gì.

Mã hóa đầu cuối và mã hóa tầng giao vận khác nhau như thế nào ?

Như đã đề cập trước đó, không phải tất cả các dịch vụ đều được mã hóa đầu cuối. Nhưng, điều đó không có nghĩa là chúng không có bất kỳ phương tiện mã hóa nào. Hình thức mã hóa phổ biến nhất cho các trang web là mã hóa TLS – Transport Layer Security.

Sự khác biệt duy nhất giữa kiểu mã hóa này và mã hóa đầu cuối là trong TLS, quá trình mã hóa diễn ra trong thiết bị của người gửi và được giải mã tại máy chủ. Do đó, nó không thực sự được mã hóa đầu cuối nhưng cung cấp mức độ bảo mật tốt và có khả năng bảo vệ thông tin của người dùng.

TSL - nơi quá trình giải mã xảy ra trong máy chủ, ở giai đoạn cuối
TSL – nơi quá trình giải mã xảy ra trong máy chủ, ở giai đoạn cuối

Nó còn được gọi là mã hóa khi chuyển tiếp. Điều này có nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ có thể truy cập tất cả các tin nhắn của bạn thông qua máy chủ của họ. Đó là lý do tại sao bạn có thể dễ dàng xem các tin nhắn Instagram cũ của mình khi bạn tải mới lại ứng dụng, nhưng không thể trên WhatsApp. Bạn chỉ có thể khôi phục tin nhắn bằng cách tải xuống file sao lưu và giải mã nó trên thiết bị của mình.

Ưu và nhược điểm của mã hóa đầu cuối

Dưới đây là một số ưu điểm của mã hóa đầu cuối.

  • Mỗi bước đều được bảo vệ hoàn toàn.
  • Máy chủ của các dịch vụ nhắn tin không thể truy cập tin nhắn và thông tin liên quan.
  • Thông tin không thể được truy cập bởi những người không có thẩm quyền trực tuyến.
  • Bạn không thể khôi phục tin nhắn thông qua một lần đăng nhập mới – trừ khi có bản sao lưu được mã hóa. Hãy xem xét ví dụ về trình nhắn tin Instagram và WhatsApp Messenger được giải thích ở trên.

Một số nhược điểm của mã hóa đầu cuối bao gồm:

  • Siêu dữ liệu như ngày, giờ và tên người tham gia không được mã hóa.
  • Nếu các endpoint (người gửi hoặc người nhận) dễ bị tấn công, thì mã hóa đầu cuối không có tác dụng gì nhiều.
  • Trong một số trường hợp, có thể có xảy ra cuộc tấn công Man-in-the-Middlemặc dù có mã hóa đầu cuối. Do đó, nếu ai đó chọn mạo danh người gửi hoặc người nhận theo cách vật lý, thì những người ngoài ý muốn có thể đọc được các tin nhắn và thông tin.

Trên đây là tất cả những ưu và nhược điểm của mã hóa đầu cuối. Nếu bạn vẫn đang tự hỏi liệu có nên bật mã hóa đầu cuối ngay cả khi bạn không gửi tin nhắn bí mật hay không, thì câu trả lời là có. Tại sao lại cho phép người khác truy cập vào dữ liệu của bạn nhỉ?

Đây là tất cả những gì bạn cần biết về mã hóa đầu cuối. Hy vọng bạn thấy bài viết này hữu ích!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *