Hiện nay, doanh nghiệp khi muốn hoạt động trơn tru cũng đều cần một hệ thống công nghệ thông tin chứ không chỉ đơn thuần là dùng máy tính thông thường. Để vận hành và quản lý hệ thống CNTT giúp cho doanh nghiệp bắt kịp xu sự phát triển của xã hội cũng như mang đến nhiều công dụng to lớn trong công việc thì doanh nghiệp, đơn vị tổ chức cần phải có Server. Tuy nhiên Server là gì, máy chủ (server) thường được sử dụng vào đâu thì không phải ai cũng biết. Hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu cụ thể và chi tiết để giải quyết thắc mắc trên nhé.
1. Khái niệm server là gì?
Máy chủ (Server) là một chiếc máy tính có sự kết nối với mạng máy tính hoặc Internet, có IP tĩnh, có khả năng xử lý nhiều thông tin. Trên Server người ta cài đặt nhiều các phần mềm để giúp cho các máy tính khác có thể truy cập để đòi hỏi cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.
Nói một cách dễ hiểu thì máy chủ cũng là một máy tính, nhưng được setup với nhiều tính năng vượt trội hơn, có khả năng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn hơn máy tính thông thường gấp nhiều lần. Và nó được dùng với mong muốn là lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên đường truyền sử dụng Internet. Máy chủ là nguồn gốc của mọi dịch vụ trên Internet, gồm tất cả các dịch vụ trên Internet như website, ứng dụng, trò chơi giải trí,… Tất cả muốn hoạt động được đều phải thông qua một máy chủ nào đó.
2. Có những loại máy chủ nào?
Hiện tại trên thị trường người ta phân làm 3 loại máy chủ khác nhau: Máy chủ Dedicated Server, máy chủ ảo và máy chủ đám mây.
Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server): là máy chủ hoạt động trên phần cứng với các thiết bị hỗ trợ riêng biệt như: HDD, CPU, RAM, Card mạng. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ vật ký riêng đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ.
Máy chủ ảo (VPS): là dòng máy chủ được tạo ra bởi phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ vật lý riêng thành rất nhiều máy chủ ảo khác nhau. Các máy chủ ảo có công năng giống như máy chủ vật lý đó và chia sẻ thông tin từ máy chủ vật lí đó. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ ảo khá dễ dàng, có thể thay đổi trực tiếp trên phần mềm quản lý hệ thống. Tuy nhiên điều này phụ thuộc và bị khống chế bởi tài nguyên của máy chủ vật lý.
Máy chủ đám mây (Cloud Server): là dòng máy chủ được tạo ra từ nhiều máy chủ vật lý riêng biệt nhưng lại cùng chung với hệ thống lưu trữ SAN với tốc độ truy cập vượt trội giúp máy chủ hoạt động khỏe hơn, nhanh hơn, ổn định, hạn chế tình trạng downtime xảy ra. Máy chủ Cloud được hình thành dựa trên nền công nghệ điện toán đám mây nên rất dễ nâng cấp từng phần thiết bị trong quá trình sử dụng mà đặc biệt không làm cản trở quá trình sử dụng máy chủ.
3. Máy chủ (server) thường được sử dụng vào đâu?
Server đối với kinh doanh:
Trong thời đại 4.0 tất cả các thiết bị đều hoạt động thông qua Internet và trong đó website đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc mua bán hàng hóa, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích đến với khách hàng của mình.
Tại website đều có các ứng dụng lưu trữ trên một máy chủ nhất định tác động trực tiếp đến việc truy xuất của tất cả khách hàng. Khi máy chủ hoạt động tốt, giúp tăng độ tiện ích và trải nghiệm cho người dùng hơn trên website.
Server đối với cuộc sống:
Ví dụ như bạn tìm kiếm thông tin “hosting giá rẻ” trên Google thì ra vô vàn kết quả với từ khóa này. Thế nhưng một giây có hàng triệu lượt truy cập trên Google mà vẫn đưa ra kết quả luôn nhanh chóng và đúng như vậy. Điều này cho thấy Google là máy chủ cực lớn, truy xuất nhanh chóng giúp mang đến cho người dùng sự trải nghiệm tuyệt vời.
4. Vai trò của máy chủ
Chức năng chính của máy chủ (server) là lưu trữ, cung cấp và xử lý dữ liệu rồi di chuyển đến các máy trạm mọi lúc thông qua mạng LAN hoặc Internet.
Máy chủ là thiết bị cực kỳ quan trọng đối với công ty/ doanh nghiệp, tổ chức trong việc lưu trữ dữ liệu, truyền tải thông tin, quản lý và vận hành phần mềm của doanh nghiệp. Vì thế chỉ cần tối ưu phần cứng cho hệ thống máy chủ mà không cần tốn chi phí cho nhiều cho các máy trạm khác.
Trên đây là tất cả thông tin cần thiết giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi Server là gì? Và máy chủ (server) thường được sử dụng vào đâu. Hy vọng với những thông tin ở trên bạn biết được đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp của mình nên lựa chọn loại máy chủ nào là phù hợp nhất.