Khi so sánh và đánh giá một vấn đề nào đó chúng ta sẽ luôn phân tích những ưu điểm và khuyết điểm của chúng. Vậy ở bài so sánh giữa PC gaming và máy trạm Workstation thì nó cũng có khá nhiều điểm khác nhau cả về cấu hình, kiểu dáng, mức độ chuyên nghiệp cho người dùng.
Như chúng ta đã biết, cả hai dòng máy PC gaming và máy trạm workstation đều là máy tính để bàn thông thường tại nhà hoặc máy tính xách tay sở hữu thông số cấu hình cao dựa trên nhu cầu sử dụng riêng biệt từ nhu cầu người sử dụng. Chúng được tích hợp CPU mạnh mẽ, card đồ họa, dung lượng RAM cao hơn so với PC thông thường. Qua đó, đáp ứng nhu cầu chơi game hoặc sử dụng chuyên sâu cho việc thiết kế đồ họa, phim ảnh, âm thanh và hơn thế nữa.
PC Gaming là gì?
Khi nghe đến từ Gaming, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến sự trải nghiệm về các trò game. Vì thế PC Gaming là máy tính chuyên phục vụ giải trí và chơi game của người dùng. Các tựa game trong thời điểm hiện nay càng yêu cầu cấu hình khá cao để hoạt động mượt mà, do đó các loại linh kiện phần cứng trong máy tính chơi game sẽ được trang bị sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh thông số cao, máy tính chơi game cũng cần đến một chiếc card đồ họa rời cao cấp để hiển thị hình ảnh một cách tối ưu.
PC Workstation là gì?
PC Workstation hay còn được biết đến với tên gọi là máy trạm. Dòng máy này được sản xuất với mục đích đem đến cho người dùng chuyên về lĩnh vực đồ hoạ hay các công việc chuyên môn như kỹ thuật cơ khí, đồ họa, nghiên cứu khoa học, phim ảnh,…
Hầu hết các loại máy trạm sẽ có thông số cấu hình cao hơn so với mặt bằng chung máy tính trên thị trường. Hơn nữa, toàn bộ linh kiện tích hợp đều được thiết kế đặc biệt, qua đó đảm bảo hiệu suất luôn duy trì ở mức ổn định theo thời gian.
Sự khác biệt giữa PC gaming và máy trạm Workstation
Chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy, PC Gaming và máy trạm Workstation có sự khác biệt lớn nhất nằm ở mục đích sử dụng của người dùng. Nếu như PC Gaming thuộc thiên hướng giải trí, thì máy trạm Workstation dành cho những đối tượng người dùng làm việc với cường độ cao. Họ cần đến một thiết bị có hiệu suất ổn định để phục vụ cho những nhu cầu sử dụng đa nhiệm, xử lí tính toán khối lượng thông tin lớn.
So sánh về CPU của PC gaming và máy trạm Workstation
CPU là sự khác biệt rõ rệt nhất giữa 2 dòng máy này. Hầu hết, máy trạm đều có bộ vi xử lý mạnh mẽ, tối ưu hóa để xử lý đa tác vụ khác nhau, chứ không nhất thiết dành cho game. Các bộ vi xử lý này thường vượt xa hơn so với CPU của gamer cần, như Intel Xeon hoặc AMD Threadripper.
CPU gaming thường có khoảng 4-6 lõi và kích thước bộ nhớ cache cũng tỷ lệ với số lõi đó. Ngược lại, CPU máy trạm có thể sử dụng bộ xử lý 32 lõi với kích thước bộ nhớ đệm khủng lồ. Tuy nhiên, việc nhiều lõi hơn cho máy tính Gaming cũng không quá cần thiết.
So sánh về card đồ hoạ của PC gaming và máy trạm Workstation
Thông thường, card đồ họa máy trạm được tích hợp thông số cao hơn so với card đồ họa Gaming bởi vì nó phải xử lý nhiều tiến trình trong suốt quá trình hoạt động. Có thể kể đến như xử lý các phần mềm chuyên dụng, hỗ trợ tính toán, xử lý đồ họa… Hiện tại, hai nhà sản xuất card màn hình NVIDIA và AMD đều có dòng card riêng cho máy trạm lần lượt là Quadro và RadeonPro.
Ram của PC gaming và máy trạm Workstation
Dòng máy trạm Workstation thường sẽ sử dụng dòng RAM chuẩn ECC. Bởi vì dòng RAM ECC này có nhiệm vụ ngăn chặn lỗi dữ liệu và hướng đến quá trình tối ưu hóa các loại phần mềm.
Ngược lại, PC Gaming không cần phải trang bị RAM EEC bởi vì giá thành thường khá đắt và chưa thật sự phù hợp với đối tượng game thủ. Thông thường, RAM của PC Workstation từ 16GB trở lên, thậm chí lên tới 128GB. Trong khi đó, RAM máy tính Gaming thì 8GB là đủ tiêu chuẩn để chơi game mượt mà.
So sánh về bo mạch chủ của PC gaming và máy trạm Workstation
Bởi vì các máy trạm thường sử dụng các CPU và RAM đặc biệt nên có sự khác biệt trong bo mạch chủ của chúng. Ngoài việc là có ổ cắm phù hợp cho CPU máy trạm, các bo mạch này còn được mở khóa cho số lượng RAM cao hơn và có xu hướng có chất lượng xây dựng cao. Các chipset trên các bo mạch chủ máy trạm khác nhau thường không đáng kể.
Đối với Pc Workstation, sự khác biệt lớn nhất là khả năng âm thanh. Người sử dụng máy trạm có thể không thể quan tâm nhiều đến âm thanh, nhưng đối với một game thủ thì đó là yếu tố không thể thiếu để tạo cảm giác thích thú, thậm chí là say đắm khi chơi game, và trong trường hợp này thì chipset âm thanh đóng vai trò quyết định. Nhiều bo mạch chủ định hướng chơi game sử dụng cấu trúc kiểu audiophile, bao gồm các liên lạc I/O và công suất lọc cho bộ chuyển đổi âm thanh kỹ thuật số kèm theo.
Kết luận
Tóm lại Pc gaming và Pc Workstation rất khác nhau khi chúng được sử dụng vào đúng công việc của mình, có thể chúng vẫn được thay thế cho nhau trong một số trường hợp nhưng sẽ không đạt được hiệu năng tối đa.