Như chúng ta đã biết, Switch là một trong những thiết bị mạng thông dụng nhất hiện nay. Đây là nơi chuyển tiếp các gói tin đến và đi trong cùng 1 hệ thống mạng. Theo chức năng sử dụng của chúng, switch đã được phân chia thành loại switch layer 2 và switch layer 3. Tuy nhiên, nhiều người cũng băn khoăn 2 switch có cùng số cổng, cùng tốc độ kết nối, cùng bộ nhớ nhưng giá thành lại chênh lệch nhau rất lớn. Bài viết sau đây sẽ so sánh switch Layer 2 và Layer 3 để bạn đưa ra lựa chọn nên sử dụng thiết bị nào nhé.
Điểm giống nhau của Switch layer 2 và Switch layer 3
Thực tế, các thuật ngữ Layer 2 và Layer 3 xuất hiện từ mô hình Open System Interconnect (OSI). Đây là một mô hình tham chiếu để mô tả và giải thích cho quá trình giao tiếp mạng. Mô hình OSI có 7 layer (lớp) bao gồm Lớp ứng dụng, lớp trình diễn, lớp phiên, lớp truyền tải, lớp mạng cùng lớp liên kết dữ liệu và lớp vật lý, trong số đó lớp liên kết dữ liệu là Layer 2 và lớp mạng là Layer 3. Bên cạnh đó, các thiết bị switch hoạt động trong những lớp này lần lượt được gọi là switch layer 2 và switch layer 3.
Cả Switch layer 2 và Switch layer 3 đều có điểm chung giống nhau là được trang bị bảng CAM. Điều này có nghĩa là cả hai thiết bị đều cùng chứa các thông tin của địa chỉ MAC. Vì thế, sẽ đảm bảo được tính chính xác của gói tin được gửi tới một MAC cụ thể sau quá trình thực hiện.
Sự khác nhau giữa Switch Layer 2 và Switch Layer 3 là gì?
Đặc điểm của Switch Layer 2
Nhận thấy, Switch Layer 2 một trong những phân khúc Switch được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trong các văn phòng, chi nhánh và doanh nghiệp. Nó sở hữu bộ tính năng hoàn hảo đáp ứng nhu cầu kết nối truyền tải tín hiệu cũng như bảo mật thông tin hiệu quả. Ngoài ra, thiết bị chuyển mạch Layer 2 này hoạt động dựa trên lớp liên kết dữ liệu OSI Layer 2 và thậm chí chúng sử dụng địa chỉ MAC để xác định đường đi gói tin.
Phần lớn Switch mạng Layer 2 yêu cầu địa chỉ MAC của NIC trên mỗi nút mạng để truyền dữ liệu. Đồng thời, chúng thực hiện việc truyền dữ liệu trên lớp vật lý và đồng thời cũng tiến hành Check lỗi trên mỗi khung truyền nhận.
Ngoài ra, tự động tìm kiếm địa chỉ MAC bằng cách sao chép địa MAC của mỗi khung nhận và duy trì địa chỉ MAC đó trong bảng chuyển tiếp, đây chính là việc mà các switch layer 2 thực hiện.
Bên cạnh đó, bộ chuyển mạch Layer 2 này thường được dùng cho các hệ thống, hạ tầng mạng Switch Access trong mạng LAN. Mặc dù vậy, để đảm bảo tính hiệu quả bạn cũng cần quan tâm tới các yếu tốt như tỷ lệ chuyển tiếp, băng thông backplane, cũng như số VLAN hay bộ nhớ địa chỉ MAC,…
Switch Layer 3 sở hữu những tính năng vượt trội hơn
Hai dòng switch này có những sự khác nhau và một trong số đó có thể nói tới chính là bộ tính năng của switch layer 3. THực tế, bộ chuyển mạch này không chỉ sở hữu toàn bộ tính năng lớp 2 (Switch Layer 2) mà còn được biết đến như là một bộ định tuyến (Router), Core Switch trong một hệ thống mạng nhiều lớp. Tức là chúng có thể truyền lưu lượng từ một IP nguồn tới đích ở các VLAN khác nhau trong một mạng.
Không chỉ định tuyến tĩnh (Static Routing) truyền gói tin giữa các VLAN, tính năng Switch Layer 3 còn thể hiện ở khả năng định tuyến động. Giao thức này sẽ được sử dụng để liên kết các mạng lớn với nhau và chia sẻ các bảng định tuyến giữa chúng.
Khi đó, bạn có thể sử dụng Switch Layer 3 để xử lý các định tuyến liên VLAN. Đồng thời dùng tài nguyên của Router Gateway cho các hệ thống LAN – WAN và tường lửa khác.
Thiết bị chuyển mạch lớp 3 sẽ bao gồm một số lượng lớn các chức năng yêu cầu khả năng hiểu thông tin địa chỉ IP của chính lưu lượng truy cập chuyển đổi. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc phân loại QoS trên IP Subnet hoặc gắn thẻ VLAN dựa trên IP thay vì cấu hình thủ công.
Không những thế, Switch mạng Layer 3 còn được đánh giá là giải pháp hoàn hảo cho các hệ thống mạng đòi hỏi cao về tốc độ cổng ( 10Gb SFP+ ) cũng như tính bảo mật và an toàn thông tin.
Nên lựa chọn Switch Layer 2 hay Switch Layer 3?
Với những so sánh switch layer 2 và layer 3 đã giúp bạn đưa ra quyết định nên lựa chọn thiết bị nào. Dĩ nhiên, không phải lúc nào thiết bị cao cấp hơn cũng tốt hơn. Thay vào đó, lựa chọn được thiết bị thích hợp nhất cho một ứng dụng cụ thể mới là điều đúng đắn nhất.
Khi xét về mặt chức năng, cấu hình Switch layer 3 tỏ ra vượt trội hơn Switch layer 2 ở nhiều mặt. Tuy nhiên, bạn hãy lựa chọn thiết bị Switch đúng theo nhu cầu của mình sử dụng.
Mong rằng, những thông tin trên đây đã giúp bạn có cái nhìn xác đáng nhất về 2 dòng thiết bị chuyển mạch so sánh switch layer 2 và layer 3 đang được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Chúc các bạn có sự lựa chọn chính xác và đúng đắn nhất nhé.