Sự khác nhau giữa CPU cho máy chủ và CPU cho máy tính cá nhân

1. CPU là gì?

CPU viết tắt của “Central Processing Unit” là bộ sử lý trung tâm của máy vi tính, hay chúng ta có thể hiểu đơn giản CPU là bộ não của máy tính nó điều khiển hầu hết các thành phần có trong máy tính, toàn bộ các lệnh từ phần mềm và phần cứng  chạy trên máy tính đều được CPU xử lý.

2. Điểm khác nhau giữa CPU của server và PC?

Hiện nay có rất nhiều đời CPU dành cho server trên thị trường đến từ hai ông lớn Intel và AMD. Và phổ biến nhất hiện nay đó là dòng CPU Xeon của Intel và Epyc của AMD. Còn với PC là Intel Core và AMD Ryzen. Có khá nhiều điều làm cho CPU dành cho Server khác với PC, không chỉ khác về tên gọi hay socket mà còn nhiều khác biệt quan trọng khác nữa.

         

Trước khi chúng ta đi sâu vào những điều chính, thì có một số điều khiến cho bộ sử lý của Server khác với phần còn lại: Quá trình phát triển, đó là về quá trình phát triển nhằm phân loại CPU PC và Server. Chúng ta có thể hiểu đơn giản là bộ sử lý của một máy bay chở khách có yêu cầu cao hơn, phức tạp hơn và độ rủi ro lớn bộ sử lý trên một chiếc xe bus rất nhiều nên nó sẽ cần một bộ sử lý có độ tín cây cao hơn. Và ở một góc nhìn khác giống như thị phần ô tô lớn hơn máy bay thì thị phần của CPU PC cũng lớn hơn Server rất nhiều!

Vậy chúng ta cùng đi sâu hơn về từng điểm một.

  • Đối tượng sử dụng:

Với những dòng CPU PC thường sử dụng cho máy tính bàn hoặc máy tính xách tay không yêu cầu độ ổn định cao như CPU cho workstation và server. Còn CPU cho server hướng tới đối tượng là cá nhân, doanh nghiệp cần khả năng hoạt động 24/7 và có tính ổn định cao.

  • Quá trình phát triển dài:

CPU của Server sẽ được đẩy qua tất cả các bài thử nghiệm ở điều kiện khó khăn nhất trước khi được thương mại hóa và bán ra thị trường. Ví dụ như điều kiện nhiệt độ cao, điều kiện môi trường nghiêm ngặt, chịu tải tính toán cao. Và vì thời gian để phát triển dài hơn nên chi phí dành cho CPU của Server sẽ cao hơn.

  • Độ tin cậy cao:

CPU của Server luôn được thiết kế với độ ổn định và tính tin cậy rất cao. Ví dụ, CPU trên PC của bạn bị lỗi bởi một lý do nào đó, thì toàn bộ hệ thống sẽ không thể hoạt động được nữa. Còn với CPU của server thì thông minh hơn vơi khả năng trống chịu lỗi, trong một case server luôn có dual CPU, cũng giống như trên máy bay luôn luôn phải có hai phi công điều khiển cùng một lúc nếu có một người gặp vấn đề về sức khỏe thì người kia vẫn tiếp tục điều khiển được, còn trên một chiếc xe ô tô thì chỉ có 1 tài xế nếu mà người lái có vấn đề về sức khỏe thì sẽ phải dừng xe ngay lập tức. Server cũng như vậy tính năng này sẽ giúp giảm thiểu tối đa việc bị crash hoặc tắt máy khi có sự cố. Và CPU của PC thì không hề có khả năng hỗ trợ hai CPU như trên server.

 

  • Khả năng tự sửa lỗi:

CPU cùa server được thiết kế có khả năng tự sửa những lỗi bộ nhớ làm ảnh hưởng đến sự ổ định của thiết bị. Công nghệ này được gọi là Error Code Correction (ECC). Trong một số ít máy PC cũng có công nghệ ECC nhưng nó không được xác thực như ở trên CPU của server. Do đó tôi nhấn mạnh việc các bạn kiểm tra kĩ tính năng này đầu tiên nếu muốn chọn một bộ máy tính hoạt động 24/7.

  • Khả năng sử lý lớn hơn:

CPU của server được thiết kế với các bus hoạt động với băng thông lớn hơn rất nhiều. Điều này có nghĩa nó có thể sử lý được nhiều dữ liệu hơn và ngoài bộ nhớ ra thì còn rất nhiều các thiết bị khác trong hệ thống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *