Tìm hiểu các chuẩn kết nối ổ cứng sử dụng phổ biến hiện nay

ket-noi-o-cung-1

Ổ đĩa cứng là bộ phận phần cứng không thể thiếu của mỗi chiếc máy tính hay một hệ thống máy chủ. Ổ cứng lưu trữ hệ điều hành, giúp cài đặt các phần mềm, ứng dụng cũng như lưu trữ dữ liệu để sử dụng. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về các chuẩn kết nối để setup cho máy tính của mình thì đến ngay với bài viết dưới đây. Trong bài viết này mình muốn chia sẻ đến các bạn về các chuẩn kết nối ổ cứng thông dụng nhất hiện nay được sử dụng phổ biến mà các bạn nên tham khảo!

Chuẩn kết nối IDE (EIDE)

  • Parallel ATA (PATA) hay còn được gọi là EIDE (Enhanced integrated drive electronics) là chuẩn kết nối được sử dụng nhiều trong 10 năm qua, nhưng với các bo mạch chủ mới hiện nay thì dòng chuẩn kết nối này gần như đã bị bỏ hẳn.
  • IDE là dòng chuẩn kết nối này có tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa là 100MB/giây. 

ket-noi-o-cung-1

Chuẩn kết nối Serial ATA tên viết tắt SATA 

Dòng chuẩn kết nối Sata có một số ưu điểm nổi bật dưới đây:

  • Chúng có tốc độ xử lý và truyền tải dữ liệu nhanh hơn IDE rất nhiều nên SATA đã trở thành chuẩn kết nối mới được sử dụng rộng rãi trong công nghệ ổ cứng.
  • SATA còn giúp làm giảm tiếng ồn hiệu quả và nhờ vào những dây cáp SATA có khoảng cách hẹp hơn với dây cáp IDE giúp tăng các luồng không khí trong hệ thống.
  • Tốc độ truyền tải dữ liệu cực nhanh lên đến 150-300 MB/giây.

Hiện nay phiên bản Windows hay các phần mềm khác đều nhận dạng tương thích tốt với cả ổ cứng IDE lẫn SATA. Tuy nhiên, các bạn nên lưu ý rằng chúng có cách thức cài đặt vào hệ thống là khác nhau. Vì thế, bạn cần phải phân biệt rõ ổ cứng IDE và SATA để có thể tự cài đặt vào hệ thống cửa mình khi cần.

ket-noi-o-cung-2

Chuẩn kết nối Universal Serial Bus viết tắt USB

Trước đây khi dùng ổ cứng di động hay các thiết bị như USB flash người ta vẫn hay phân biệt ra 2 chuẩn kết nối của USB cơ bản đó là USB 2.0 và USB 3.0 xuất hiện với các kiểu hình như Type-A: Cổng USB trên hệ thống máy tính bàn, laptop hay Type-B trên các máy in hay photocopy hay Micro-B thường thấy trên các dòng ổ cứng di động hoặc Type-C đang có mặt trên các mẫu máy mới hiện nay.

Về cơ bản USB 2.0 và 3.0 thường được nhận biết qua tốc độ truyền tải và kí hiệu. USB 2.0 có băng thông truyền tải ở mức 480Mbps ( 60MB/s) hay được đánh dấu với phần nhựa bên trong màu đen và USB 3.0 có băng thông vào khoảng 2.5Gb/s ( 312MB/s)- 4.8Gb/s ( 600MB/s) tùy thuộc vào bus cổng và cáp USB chúng được ký hiệu với phần nhựa màu xanh dương.

ket-noi-o-cung-3

Sau này khi USB 3.1 được ra đời thì tổ chức USB-IF ( tổ chức định nghĩa tiêu chuẩn USB) thay vì để nguyên tên USB 3.1 đã đổi tên thành USB 3.1 Gen1 và USB 3.1 là USB 3.1 Gen2  để phân biệt với USB 3.0, lúc này sẽ không còn tên USB 3.0 nữa mà chỉ có USB 3.1 Gen1 và Gen2 thôi. Về băng thông USB 3.1 Gen1 thì vẫn có băng thông 5Gbps (USB superspeed) và USB 3. Gen2 là 10Gbps còn được gọi là USB SuperSpeed+, cũng như chuẩn USB 3.2 hay USB SupperSpeed++ ra đời với băng thông lên tới 20Gbps.

Thế nhưng tại MWC 2019, USB-IF lại đổi tên các chuẩn USB như sau: USB 3.0 cũ 5Gbps giờ đổi tên là USB 3.2 Gen1, USB 3.1 Gen2 10Gbps giờ đây có tên USB 3.2 Gen2 và USB 3.2 mới được gọi là USB 3.2 Gen2x2 20Gbps. Kể từ năm 2019 về tên gọi ngoài USB 2.0 ra chúng ta chỉ có USB 3.2 Gen1, USB 3.2 Gen2 và USB 3.2 Gen 2×2, riêng cổng Thunderbolt được apple và intel nghiên cứu là sự kết hợp giữa mini displayport và USB có hình dạng là USB type-C có băng thông truyền tải lên tới 40Gbps.

Chuẩn kết nối FireWire 

FireWire còn có tên gọi khác là IEEE 1394, là các chuẩn kết nối ổ cứng xử lý cho người dùng máy tính cá nhân và các thiết bị điện tử. Giao diện kết nối này dùng cấu trúc ngang hàng và có 2 cấu hình khác nhau: 

  • FireWire 400 (IEEE 1394a) có khả năng truyền tải môt khối lượng dữ liệu lớn giữa các máy tính và các thiết bị ngoại vi với tốc độ 400MB/giây. Chúng được dùng nhiều cho các loại ổ cứng gắn ngoài, máy quay phim, chụp ảnh kỹ thuật số… 
  • FireWire 800 (IEEE1394) mang đến kết nối tốc độ cao (800MB/giấy) và băng thông rộng cho phép truyền tải nhiều video số và không nén, các tập tin audio số chất lượng cao. Nó  mang đến hoạt động linh hoạt trong việc kết nối khoảng cách xa và các tuỳ chọn cấu hình mà dòng USB không cung cấp được. 

ket-noi-o-cung-4

 Trên đây là một số loại các chuẩn kết nối ổ cứng sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng lượng kiến thức trên sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *