Điện toán đám mây hiện đang phát triển mạnh mẽ về các giải pháp công nghệ và cả các mô hình dịch vụ. Điện toán đám mây mang đến rất nhiều tác dụng đối với cách doanh nghiệp, tổ chức góp phần thúc đẩy doanh nghiệp, tổ chức của bạn đi trước đối thủ một bước. Dưới đây là các loại mô hình điện toán đám mây được sử dụng rộng rãi.
Mô hình điện toán đám mây là gì?
Điện toán đám mây – Cloud Computing hay còn được gọi là điện toán máy chủ ảo chuyên cung cấp các phần mềm, tài nguyên máy tính để liên kết với mạng Internet. Công nghệ này người dùng sẽ dễ dàng tiếp cận được các tài nguyên từ công nghệ, năng lượng điện toán, lưu trữ dữ liệu đến từ những nhà chuyên cung cấp dịch vụ đám mây.
Quy trình làm việc của điện toán đám mây
Có ba loại điện toán đám mây là Cơ sở hạ tầng (IaaS), Nền tảng (PaaS) và Phần mềm (SaaS).
Điện toán đám mây hoạt động như nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ… sẽ ở tại các máy chủ ảo trên Internet thay vì trong máy tính cá nhân và văn phòng (trên mặt đất) để mọi người có thể chủ động kết nối sử dụng mỗi khi họ cần.
Với các dịch vụ có sẵn trên Internet, giúp doanh nghiệp không cần phải mua và duy trì hàng trăm. Mà chỉ cần tập trung làm việc bởi vì đã có bộ phận khác lo về thiết bị. Bạn có thể truy cập đến bất kỳ tài nguyên nào có trong “đám mây (cloud)” tại bất cứ khi nào và ở đâu thông qua hệ thống Internet.
Các mô hình điện toán đám mây thông dụng nhất
Dưới đây là 4 mô hình điện toán đám mây phổ biến hiện nay.
Mô hình Public Cloud hay đám mây công cộng
Public Cloud là các dịch vụ được bên thứ 3 mang đến cho người dùng qua kết nối mạng Internet. Mô hình này được ra đời để phục vụ công cộng (public). Đặc biệt mô hình này không giới hạn số người sử dụng. Có hai hình thức sử dụng dịch vụ mày là miễn phí và mất phí. Đối với dịch vụ phải mất phí thì hay áp dụng mô hình pay-per-use (phí tính theo dung lượng sử dụng).
Tác dụng
- Giúp mở rộng một cách linh hoạt theo nhu cầu sử dụng nhờ kho tài nguyên lớn.
- Số lượng máy chủ và mạng lưới kết hợp tạo ra Public Cloud là không giới hạn. Vì thế nếu một vị trí nào đó trong hệ thống bị lỗi thì không hề ảnh hưởng đến các thành phần khác.
- Public Cloud không bị giới hạn về phạm vi hoạt động. Bạn có thể kết mọi lúc.
- Tiết kiệm được chi phí sử dụng
- Tiết kiệm được nhân lực
Public Cloud có một số hạn chế. Doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc nhiều vào phía nhà cung cấp. Việc lưu trữ dữ liệu nội bộ sẽ gặp khó khăn do tính mở của mô hình này.
Mô hình Private Cloud
Private Cloud là dịch vụ được lập ra qua mạng nội bộ riêng biệt. Các đơn vị tổ chức có thể trực tiếp quản lý “Cloud” và dùng nội bộ. Private Cloud cung cấp 2 loại mô hình dịch vụ là Paas và IaaS.
Private Cloud những tác dụng tương tự Public Cloud. Nhưng có các đặc tính riêng tư hơn. Đám mây riêng hỗ trợ tùy chỉnh và kiểm soát lượng tài nguyên chuyên dùng trên cơ sở hạ tầng được lưu trữ tại chỗ. Mang đến độ bảo mật cao. Hạn chế của Private Cloud là doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí vận hành và việc quản lý Đám Mây.
Mô hình Hybrid Cloud
Hybrid Cloud là sự kết hợp của 2 mô hình là Public Cloud và Private Cloud. Điều này giúp Hybrid Cloud đem lại cho người dùng một dịch vụ tối ưu nhất. Nhà cung cấp sẽ tạo ra các Hybrid Cloud và chia quyền quản lý với doanh nghiệp sử dụng Public Cloud. Người sử dụng có thể linh động sử dụng các dịch vụ của nhà cung cấp và dịch vụ riêng của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều dịch vụ cùng lúc. Hybrid Cloud còn cho phép doanh nghiệp triển khai mô hình tại chỗ. Mô hình này có tác dụng lớn cho các công việc mang tính đột biến và sử dụng Hybrid Cloud để xử lý các dữ liệu lớn và người dùng chỉ cần chi trả phí cho thời gian sử dụng.
Tuy vậy mô hình này gặp phải khó khăn trong việc quản lý và mất nhiều chi phí cho việc triển khai và duy trì hệ thống.
Community Cloud
Mô hình triển khai Community Cloud có nhiều điểm giống mô hình Private Cloud; điểm khác biệt là tập hợp người dùng.
Nếu tất cả các đơn vị tham gia đều có yêu cầu về bảo mật, quyền riêng tư và hiệu suất, thì kiến trúc trung tâm dữ liệu nhiều bên thuê này sẽ giúp các công ty có thể nâng cao hiệu quả của họ. Một đám mây khi tập trung sẽ tạo điều kiện tốt cho việc phát triển, quản lý và thực hiện dự án. Và chi phí được chia cho tất cả người dùng.
Lợi ích
- Giúp tiết kiệm chi phí
- Cải thiện độ bảo mật, quyền riêng tư và độ tin cậy
Tuy nhiên, chi phí phải bỏ ra cho Community Cloud khá cao.
Trên đây là Các loại mô hình điện toán đám mây được sử dụng phổ biến. Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ biết được doanh nghiệp của mình phù hợp với loại mô hình nào.