Chắc hẳn các bạn không còn quá xa lạ khi nghe đến khái niệm điện toán biên, trong khi thế giới và đất nước đang phát triển thì các thiết bị ngày càng trở nên thông minh, các thiết bị kết nối không dây dần trở lên nhanh nhạy và khỏe hơn thì (điện toán biên) Edge Computing ngày càng quan trọng. Vậy Edge Computing (điện toán biên) là gì? phương thức hoạt động của Edge Computing như thế nào cùn mình đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Edge Computing là gì?
Edge Computing còn được gọi điện toán biên là một trong những mô hình điện toán phân tán đem lại sức mạnh lưu trữ trước khi những thông tin được gửi đến Trung tâm dữ liệu hoặc chuyển lên các đám mây điện toán. Edge Computing giúp tối ưu các hệ thống truyền dẫn, tránh gây ra các tình trạng gián đoạn hay chậm trễ quá trình nhận/gửi dữ liệu đến gần với nơi phát sinh dữ liệu và những nơi có nhu cầu xử lý dữ liệu trễ, tiết kiệm băng thông.
Nguồn gốc của Edge Computing (điện toán biên) chính là CDN – những dữ liệu mạng được phân phối nội dung từ cuối thập niên 90. Để phân phối các nội dung trên web và các video từ máy chủ biên gần với người dùng nhất. Những mạng này sau đó được tiến hóa để lưu trữ các thành phần và ứng dụng tại các máy chủ biên và tạo ra những dịch vụ Edge Computing đầu tiên trong tổng hợp dữ liệu thời gian thực.
Phương thức hoạt động của Edge Computing là gì?
Edge Computing (điện toán biên) được hoạt động bằng cách nắm bắt và xử lý các thông tin, càng gần nguồn dữ liệu hoặc những sự kiện mong muốn thì càng đạt kết quả tốt. Điện toán biên sẽ dựa vào cảm biến, máy móc và thiết bị điện toán để thu thập dữ liệu và cung cấp những dữ liệu đó cho đám mây hoặc các máy chủ biên. Tùy thuộc vào từng nhiệm vụ mà sẽ cho ra các kết quả mong muốn, dữ liệu này còn có thể cung cấp cho hệ thống học máy và phân tích, cung cấp khả năng hiển thị về trạng thái hiện tại của thiết bị hoặc cung cấp khả năng tự động hóa, sản phẩm hoặc hệ thống.
Tuy nhiên, với những trung tâm dữ liệu biên và đám mây không phải là cách thức duy nhất để xử lý dữ liệu. Trong một vài trường hợp, những thiết bị IoT có thể mình tự xử lý dữ liệu bằng phần cứng được tích hợp sẵn hoặc gửi dữ liệu đến các thiết bị thông minh đã được kết nối.
Mô hình kiến trúc của Edge Computing (điện toán biên)
Edge Computing được gắn chặt với Cloud Computing (điện toán đám mây) và Internet of Things (IoT). Nó là một trong những tầng trung gian với vai trò phụ trách cung cấp, xử lý và lưu trữ dữ liệu nhỏ, cần phản hồi nhanh các tầng IoT và tiết kiệm băng thông để xử lý những dữ liệu lớn được chuyển tiếp “lên đám mây”.
Trong hệ sinh thái của Edge Computing (điện toán biên), dữ liệu được thu thập từ những máy đo, cảm biến,… ở tầng thiết bị IoT. Dữ liệu này sau đó không được chuyển ngay lên máy chủ mà đi qua vùng biên – các lưu trữ cục bộ đặt gần nguồn dữ liệu và trung tâm tính toán là các thiết bị của IoT.
Có một số câu hỏi thường gặp là biên nằm ở đâu? Trong những trường hợp biên có thể là một máy trạm cục bộ được kết nối với Internet nhưng nó vẫn nằm ở rìa của một mạng LAN, nhưng cũng có lúc biên lại là trung tâm xử lý dữ liệu tại địa phương. Lúc này biên phụ trách xử lý dữ liệu cho một số khu vực địa lý ở đó. Vì vậy biên không nhất thiết phải nằm trong mạng LAN hay kết nối với Internet, miễn là nó ở cùng với nguồn dữ liệu gần nhất và sẵn sàng cung cấp và phục vụ xử lý độ trễ thấp trong thời gian thực.
Điểm cuối cùng, để xử lý những dữ liệu lớn và phức tạp biên sẽ được chuyển đến máy chủ đám mây để thực hiện. Dù độ trễ cao và phụ thuộc đường truyền internet, nhưng điện toán đám mây lại rất phù hợp với các tính toán và cần có sức mạnh để xử lý những dữ liệu lớn.
Bài viết trên đây sẽ giúp các bạn có được những thông tin hữu ích về Edge Computing là gì và phương thức hoạt động của nó. Nếu các bạn muốn có một quá trình xử lý giữ liệu nhanh chóng và đạt kết quả một cách hiệu quả thì đừng bỏ qua Edge Computing. Hãy theo dõi và cùng mình cập nhật những công nghệ mới nhất về Cloud Computing và Edge Computing đang không ngừng phát triển này nhé.