Private Cloud là gì? Vì sao doanh nghiệp nên dùng Private Cloud

 

 

Cùng NSTECH tìm hiểu về Private Cloud và lý do doanh nghiệp nên hiểu về dịch vụ này.

Private Cloud hay tiếng Việt là máy chủ ảo dùng riêng, được xem là giải pháp cho tất cả các vấn đề về điện toán. Đây được hứa hẹn là giải pháp giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về chi phí, triển khai và khả năng kiểm soát hệ thống. Vậy chính xác Private Cloud là gì?

Trước tiên chúng ta tìm hiểu về Cloud và các mô hình trong Cloud:

Công nghệ Cloud là gì?

NIST (Viện quốc gia về tiêu chuẩn và công nghệ Mỹ) định nghĩa: Điện toán đám mây – Cloud Computing là mô hình mạng tiện ích có khả năng truy cập vào 1 “hố” chia sẻ tài nguyên điện toán (như network, server, storage, các ứng dụng và dịch vụ) và có thể cung cấp nhanh chóng, giải phóng tài nguyên mà không đòi hỏi nhiều bước hoặc can thiệp từ nhà cung cấp dịch vụ.

Cloud Computing có 5 đặc điểm:

  • On-demand self-service – tự phục vụ như cầu: Khách hàng có thể tự quản lý dịch vụ của họ mà không cần sự trợ giúp của phòng IT hoặc nhà cung cấp hosting.
  • Broad network access – khả năng truy cập mạng rộng khắp: Các dịch vụ cloud cần được truy cập thông qua các công nghệ bình thường.
  • Resource pooling – hồ chứa tài nguyên: Các dịch vụ chạy trong datacenter sử dụng hạ tầng chia sẻ với nhiều khách hàng khác nhau.
  • – Rapid elasticity or expension – co giãn nhanh chóng: Khả năng của dịch vụ cloud có thể được co giãn dễ dàng theo đúng nhu cầu. Các dịch vụ phải được scale up và scale down theo đúng nhu cầu.
  • Measured service – đo lường dịch vụ: Khả năng của dịch vụ cloud được tối ưu cho lưu lượng sử dụng của khách hàng và được báo cáo thường xuyên.

Có 3 mô hình dịch vụ được dùng để định nghĩa các dịch vụ cung cấp trong Cloud, bao gồm:

  • Software as a Service – SaaS: Trong mô hình này, các software chạy trong datacenter của nhà cung cáp và được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ. Microsoft Office 365 là ví dụ điển hình của mô hình SaaS.
  • Platform as a Service – PaaS: Trong mô hình này, 1 Server chạy trong datacenter của nhà cung cấp và được kiểm soát hoàn toàn bởi nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên khách hàng được quản lý các ứng dụng chạy và lưu trữ dữ liệu trên Server này. Ví dụ điển hình là Window Azure.
  • Infrastructure as a Service – IaaS: Trong mô hình này, Server chạy trong datacenter của nhà cung cấp, nhưng được quản lý hoàn toàn bởi khách hàng. Mọi thử chạy trên server thuộc hoàn toàn trách nhiệm của khách hàng bao gồm OS, các ứng dụng và data lưu trữ trên server. Có thể kể đến một số dịch vụ như cho thuê chỗ đặt, cho thuê máy chủ của NSTECH.

 

  • Theo NIST, có 4 mô hình triển khai cloud, bao gồm:
  • Private Cloud: Được định nghĩa là dịch vụ được cung cấp qua internet hoặc mạng nội bộ riêng với người dùng trong mạng nội bộ đó thay vì công khai. Trong đó, Private Cloud cung cấp cho doanh nghiệp nhiều lợi ích tương tự như Public cloud – bao gồm các đặc tính self-service, khả năng mở rộng và giãn nở linh hoạt – nhưng có thêm sự kiểm soát và hỗ trợ tùy chỉnh từ các tài nguyên chuyên dụng trên cơ sở hạ tầng máy tính được lưu trữ tại chỗ.
  • Public Cloud: Đây là hạ tầng Cloud dùng cho tất cả khách hàng có nhu cầu, không giới hạn đó là cá nhân hay doanh nghiệp. Public Cloud được dùng khá phổ biến và dễ dàng. Cloud Server của NSTECH là một ví dụ của giải pháp Public Cloud.
  • Community Cloud: Là hạ tầng Cloud được chia sẻ cho nhiều tổ chức hoặc người dùng có chung mục đích. Việc quản lý community Cloud có thể do 1 tổ chức hoặc bên thứ 3 thực hiện.
  • Hybird Cloud: Là hạ tầng Cloud được kết hợp từ 3 mô hình Cloud nói trên.

 

Có những lợi ích của Private Cloud như sau:

  • Tính bảo mật và riêng tư cao: Các haotj động trên private cloud không có sẵn hay không dùng để public công cộng và các tài nguyên được chia sẻ từ các cụm tài nguyên riêng biệt. Do vậy, hệ thống Private Cloud thường đảm bảo tính bảo mật và riêng tư cao.
  • Kiểm soát nhiều hơn: Pricate cloud có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với tài nguyên và phần cứng của nó so với public cloud vì nó chỉ được truy cập trong một tổ chức mà thôi.
  • Hiệu quả về chi phí và nguồn lực: Các tài nguyên đám mây riêng không có hiệu quả về chi phí như tài nguyên trong các đám mây công cộng nhưng lại cho hiệu quả cao hơn. Điều đó có nghía là người dùng Private cloud có thể đạt được lợi ích tối ưu hơn so với Public cloud với mức chi phí trên thực tế có thể không phải cao hơn quá nhiều.

Bên cạnh những lợi ích, cũng có các hạn chế sau:

  • Giới hạn về khu vực hoạt động: Đám mây riêng chỉ có thể truy cập cục bộ và có thể khó để nâng mức triển khai trên toàn cầu. Chi phí mua phần cứng mới để đáp ứng nhu cầu cho hệ thống là một giao dịch khá tốn kém.
  • Kỹ năng bổ trợ: Để duy trì hệ thống Private cloud, doanh nghiệp cần nhân sự có chuyên môn cao.

Lưu trữ đám mây riêng phù hợp với mô hình doanh nghiệp nào?

Lưu trữ đám mây riêng (Private Cloud Hosting) sẽ cần nhiều thời gian, tiền bạc và tài nguyên để thiết lập và quản lý. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ nhận được các lợi thế về hiệu suất, bảo mật, khả năng tùy chỉnh và tính linh hoạt rất cao mà các loại lưu trữ khác khó có được.

Yếu tố quyết định trong việc lựa chọn giữa lưu trữ đám mây công cộng và đám mây riêng là dự trù ngân sách và mục tiêu lưu trữ của doanh nghiệp.

Nhìn chung, nếu bạn đang tính đến việc sử dụng một máy chủ chuyên dụng, nhưng muốn tăng tính linh hoạt cho hệ thống, thì môi trường lưu trữ đám mây riêng có thể là giải pháp mà bạn đang tìm kiếm.

Private Cloud có thể là giải pháp tuyệt vời cho các doanh nghiệp cấp cao cần các lựa chọn về khả năng lưu trữ có thể mở rộng và đáng tin cậy, cũng như có một dòng tiền cố định để hỗ trợ một mạng network cấp cao như vậy. Hy vọng rằng giờ đây bạn đã hiểu rõ hơn về private cloud là gì, những đặc tính nổi bật, lợi ích và hạn chế của nó một cách cụ thể để có thể lựa chọn hình thức phù hợp cho doanh nghiệp mình.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *