So sánh sự khác biệt giữa scale-up và scale-out các hệ thống lưu trữ

scale-up và scale-out 1

Hiện nay, các công ty xử lý khối lượng dữ liệu ngày càng tăng cao nên sẽ có nhu cầu mở rộng dung lượng lưu trữ của họ. Điều này đồng nghĩa với việc các công ty sẽ phải đưa ra quyết định lựa chọn giữa kiến ​​trúc mở rộng theo kiểu nâng cấp (Scale-up) hay mở rộng theo chiều ngang (Scale-out) để lưu trữ. Mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với mỗi? Hãy cùng Shop máy chủ so sánh sự khác biệt giữa scale up và scale out các hệ thống xử lý nhé.

Scale-up hệ thống lưu trữ và các ứng dụng là gì?

Thực tế, các công ty có thể cần thêm dung lượng cho các thiết bị lưu trữ hiện có. Điều này xuất phát từ sự mở rộng nhanh chóng của doanh nghiệp hoặc do độ phức tạp của một hay nhiều ứng dụng đang chạy trên thiết bị lưu trữ. Đối với trường hợp này, các công ty có thể tăng dung lượng lưu trữ của thiết bị cụ thể. Điều này được gọi là scale-up hệ thống, bởi vì các thiết bị chính không thay đổi; mà chỉ làm tăng dung lượng lưu trữ của chúng.

Đối với cách tiếp cận scale-up, các công ty thêm vào hạ tầng hiện có, ví dụ như bổ sung thêm nhiều đĩa hoặc ổ cứng hơn. Nếu như điều quan trọng là giữ lại cùng một thiết bị thay vì chia nhỏ các ứng dụng và dữ liệu quan trọng trên nhiều thiết bị lưu trữ, khi đó bạn hãy sử dụng phương pháp mở rộng lưu trữ theo kiểu scale-up này. Đây còn được chúng ta gọi là mở rộng theo chiều dọc (vertical scaling).

Bên cạnh đó, bộ phận quản lý CNTT có thể xác định rằng thiết bị lưu trữ hiện tại sẽ cần được phải tăng dung lượng do mở rộng các ứng dụng chính có sử dụng thành phần lưu trữ. Hơn nữa, các công ty sau đó có thể cấu hình các máy chủ bổ sung và liên kết chúng với hệ thống chính.

scale-up và scale-out 1

Ưu nhược điểm của việc mở rộng theo kiểu scale-up

Scale-up hệ thống lưu lưu trữ thực chất là một cách đơn giản để tăng dung lượng nhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn, Tuy nhiên, nó không linh hoạt trong lâu dài, vì vậy hãy cân nhắc những ưu và nhược điểm này.

Một số ưu điểm của cách tiếp cận scale-up gồm:

  • Do phần cứng bên dưới là một thiết bị duy nhất nên việc quản lý lưu trữ được đơn giản hóa.
  • Tiêu tốn chi phí thấp hơn do liên quan đến việc cấp phép và thiết bị bổ sung như mạng.
  • Các doanh nghiệp không cần phải thay đổi kiến ​​trúc hệ thống.
  • Có thể dễ dàng mở rộng quy mô khi sử dụng hệ thống lưu trữ dựa trên đám mây.
  • Chiến lược scale-up có thể làm tăng hiệu suất của các tài nguyên lưu trữ hiện có.

Bên cạnh những ưu điểm cũng sẽ tồn tại những nhược điểm khi mở rộng theo kiểu scale-up. Bao gồm:

  • Việc scale-up có thể gây khó khăn cho việc tận dụng các công nghệ lưu trữ mới hơn bởi vì doanh nghiệp không tích hợp các thiết bị mới.
  • Cách tiếp cận scale-up thường là một giải pháp ngắn hạn đến trung hạn, thậm chí không phải lúc nào cũng tốt cho các yêu cầu dài hạn.
  • Các tùy chọn nâng cấp còn có thể bị giới hạn bởi tính kế thừa hệ thống của nhà cung cấp .

Scale-out hệ thống lưu trữ và các ứng dụng là gì?

Đối với các trường hợp nâng cấp dài hạn, bộ phận quản lý IT có thể xác định chúng cần thêm dung lượng lưu trữ và các yêu cầu duy nhất sẽ cần các thiết bị lưu trữ chuyên dụng, ví dụ như SSD và HDD bổ sung. Trên thực tế, bạn có thể cần thêm nhiều thiết bị rack gần với thiết bị lưu trữ ban đầu. Đối với những tình huống như vậy, việc tăng dung lượng lưu trữ bằng cách cấu hình nhiều loại thiết bị hỗ trợ các yêu cầu đó sẽ mang đến hiệu quả hơn. Đây được gọi là scale-out từ thiết bị lưu trữ ban đầu, hay còn được gọi là mở rộng theo chiều ngang (horizontal scaling).

Ngoài ra, hệ thống file phân tán có thể là một phần quan trọng của cách tiếp cận scale-out. Bởi vì chúng sử dụng nhiều thiết bị trong một môi trường lưu trữ gắn kết.

scale-up và scale-out 2

Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống lưu trữ kiểu scale-out là gì?

Hệ thống lưu trữ kiểu scale-out sẽ mang lại sự linh hoạt trong dài hạn nhưng có thể không phù hợp trong ngắn hạn. Hãy xem xét những ưu điểm và nhược điểm khác trước khi đưa ra lựa chọn có nên scale-out hệ thống lưu trữ không.

Ưu điểm của hệ thống lưu trữ kiểu scale-out phải kể đến như:

  • Hệ thống sẽ được hưởng lợi từ những cải tiến trong giám sát lưu trữ, cũng như khả năng nhận dạng và chịu lỗi.
  • Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể triển khai các công nghệ máy chủ và lưu trữ mới hơn.
  • Ngoài ra, tài nguyên lưu trữ có thể được đặt hầu như ở bất cứ đâu.
  • Phương pháp tiếp cận scale-out sẽ phù hợp cho các yêu cầu dài hạn.

Nhược điểm của hệ thống lưu trữ kiểu scale-out gồm:

  • Quản lý lưu trữ có thể phức tạp hơn do nhiều loại thiết bị và các yêu cầu khác nhau.
  • Chi phí có thể cao hơn cho nhiều thiết bị rack, nguồn điện, cũng như không gian vật lý, mạng và bảo mật mức vật lý hơn. Hơn nữa, nó cũng có thể gia tăng việc sử dụng hệ thống HVAC.

scale-up và scale-out 3

Nên lựa chọn Scale-up hay Scale-out?

Cho dù cả hai chiến lược đều là những cách hiệu quả để tăng dung lượng lưu trữ. Tuy nhiên, mỗi cách tiếp cận có thể phù hợp hơn trong các trường hợp cụ thể.

Bạn hãy chọn cách tiếp cận scale-up cho các tình huống sau:

  • Khi có sự gia tăng kích thước của file hoặc cơ sở dữ liệu cùng với việc chia nhỏ file lớn thành nhiều phần nhỏ hơn là điều cần tránh;
  • Đối với trường hợp nhu cầu dung lượng lưu trữ dài hạn là tối thiểu;
  • Khi các yêu cầu lưu trữ hiện đang có của doanh nghiệp là tương đối nhỏ;
  • Nếu tổ chức muốn thêm dung lượng vào hệ thống hiện có, thay vì mua thêm thiết bị lưu trữ mới thì cũng nên sử dụng.
  • Khi các hoạt động thực tế hiện đang có ngày càng tăng.

Còn scale-out phù hợp hơn trong các trường hợp sau:

  • Khi các doanh nghiệp có các yêu cầu về hiệu suất và năng lực bổ sung mà việc mở rộng kiểu nâng cấp không thể thực hiện được.
  • Trường hợp yêu cầu lưu trữ dữ liệu sao lưu là đáng kể và ngày càng tăng lên.
  • Trường hợp yêu cầu lưu trữ và dữ liệu tăng trưởng trong trung và dài hạn là đáng kể, đồng thời nhiều node phân tán phải xử lý nhiều tải công việc.

Nhìn chung, việc phối hợp với các nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp về các yêu cầu trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của họ chính là điều cần thiết để quyết định nên sử dụng phương pháp tiếp cận nào.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về sự khác biệt giữa scale up và scale out các hệ thống lưu trữ mà bạn có thể tham khảo. Qua những thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn được giải pháp phù hợp, Hãy liên hệ với shop máy chủ nếu như bạn có vấn đề thắc mắc cần giải đáp nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *