NAS vs. Object Storage: Giải pháp nào tốt nhất cho việc lưu trữ dữ liệu phi cấu trúc?

NAS vs. Object Storage 1

Có thể thấy rằng, việc sử dụng thiết bị NAS hay hệ thống lưu trữ đối tượng dành cho các dữ liệu phi cấu trúc đều có những ưu nhược điểm riêng. Khi tìm hiểu những vấn đề cần xem xét đến khả năng mở rộng, vấn đề hiệu suất và loại tải xử lý. Vậy giải pháp nào tốt nhất cho việc lưu trữ dữ liệu phi cấu trúc? Hãy cùng Shop máy chủ tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Dữ liệu phi cấu trúc là gì?

Dữ liệu phi cấu trúc thực chất là loại thông tin không tuân theo bất kỳ định dạng nào như cơ sở dữ liệu (database) truyền thống. Văn bản dưới dạng email và tài liệu, cùng với đa phương tiện như file ảnh, video và âm thanh. Đây là những ví dụ phổ biến về dữ liệu phi cấu trúc. Khi đi vào tìm kiếm cách tốt nhất để lưu trữ dữ liệu phi cấu trúc, lưu trữ đối tượng và NAS là hai lựa chọn chính.

NAS vs. Object Storage 1

So sánh NAS và Object Storage

Nhận thấy, NAS đã tồn tại trong nhiều thập kỷ qua và đặt một hệ thống phân cấp các directory và folder giữa người dùng và file của họ. Cách tiếp cận này sẽ cho phép các tổ chức phân loại gọn gàng các tệp riêng lẻ để sử dụng sau này.

Còn lưu trữ đối tượng không áp đặt một mô hình hệ thống file lên dữ liệu.  Bên cạnh đó, các hệ thống đối tượng sử dụng các bảng siêu dữ liệu (metadata) tồn tại tách biệt với các thành phần dữ liệu cơ sở. Trong đó, bảng siêu dữ liệu lưu trữ các thuộc tính mô tả dữ liệu cơ sở, ví dụ như tên file, ngày tạo, ID người dùng và vị trí mà từ đó dữ liệu có thể được truy xuất.

Ngoài ra, còn có cả các ưu và nhược điểm đối với cả hai cách tiếp cận, nhất là trong ngữ cảnh của lưu trữ dữ liệu phi cấu trúc. Vì thế, lưu trữ đối tượng và NAS, loại lưu trữ phù hợp với tổ chức của bạn cũng phụ thuộc vào loại tải xử lý được hỗ trợ.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm chính khi sử dụng NAS để lưu trữ dữ liệu phi cấu trúc là nó được tổ chức, tối thiểu là trong chừng mực bạn tạo một cấu trúc thư mục phù hợp và thân thiện với người dùng. Bên cạnh đó, NAS cũng phổ biến với nhiều dịch vụ hỗ trợ lưu trữ NFS hoặc SMB. Ngoài ra, nó còn tương đối nhanh và cung cấp hỗ trợ cho các ứng dụng mà dữ liệu thay đổi nhanh chóng.

Tuy nhiên, khả năng mở rộng không phải là một điểm mạnh của NAS. Điều này đang dần thay đổi với sự ra đời của các dịch vụ có khả năng mở rộng hơn. Mặc dù vậy, NAS vẫn chưa gần với tiềm năng khả năng mở rộng vốn có trong các hệ thống lưu trữ đối tượng.

NAS vs. Object Storage 2

Tiếp theo, hiệu suất là thách thức với các kho dữ liệu đối tượng truyền thống. Những điều này cũng đang thay đổi với các sản phẩm lưu trữ đối tượng mới hơn. Thêm một nhược điểm khác của lưu trữ đối tượng là cả siêu dữ liệu và dữ liệu đối tượng cơ sở đều phải được cập nhật. Do đó, nếu bạn có dữ liệu thay đổi nhanh, quá trình này có thể mất nhiều thời gian hơn so với NAS. Cho dù có các gateway và giao thức truy cập cơ bản được tiêu chuẩn hóa, ví dụ như Amazon S3, các tiêu chuẩn lưu trữ đối tượng không nhất quán như người anh em dựa trên file của chúng.

Tính năng của NAS và hệ thống lưu trữ đối tượng là gì?

Cho dù lưu trữ file và đối tượng là các cách tiếp cận khác nhau đáng kể ở cấp độ logic, đồng thời các hệ thống con lưu trữ thực tế có thể chia sẻ một bộ lớn các tính năng và chức năng. Khi đó, người dùng doanh nghiệp có thể xem xét một loạt các tính năng của NAS hoặc đối tượng, ví dụ như:

  • Data tiering and placement. Hệ thống lưu trữ đối tượng và NAS có thể sử dụng chính sách gắn tag cho file và metadata của đối tượng để nhằm tổ chức dữ liệu thành các Tier. Tức là đặt dữ liệu quan trọng hơn hoặc được truy cập thường xuyên hơn vào bộ lưu trữ nhanh hơn, đồng thời còn chuyển dữ liệu ít quan trọng hơn xuống các ổ đĩa rẻ hơn.
  • Global namespace. Việc tạo một “namespace” sẽ giúp trừu tượng hóa việc lưu trữ từ ứng dụng tương ứng. Điều này cho phép ứng dụng tìm và truy cập dữ liệu ở bất cứ nơi nào nó được lưu trữ, thậm chí trên bất kỳ hệ thống lưu trữ đối tượng hoặc NAS phù hợp nào. Giống như một phương tiện chính để có khả năng mở rộng lưu trữ một cách liền mạch.
  • Hiệu suất và đặc tính multi-tenant: THông thường, hệ thống lưu trữ phải có khả năng xử lý những người dùng hoặc ứng dụng một cách đồng thời mà không tạo ra độ trễ. Điều này yêu cầu sức mạnh xử lý nội bộ, thường là khả năng truy cập ổ đĩa song song và băng thông mạng phù hợp.

NAS vs. Object Storage 3

  • Bảo vệ dữ liệu. Lúc này cần xem xét các tính năng phục hồi dữ liệu của NAS hoặc thiết bị lưu trữ đối tượng, ví dụ như RAID, cách tiếp cận lưu trữ theo replication hay distributed/cluster. Việc bảo vệ dữ liệu sẽ giúp loại bỏ bất kỳ điểm lỗi nào dẫn đến mất dữ liệu. Đây có thể là một phần quan trọng trong việc tuân thủ và đảm bảo liên tục của doanh nghiệp.
  • Truy cập linh hoạt: Hệ thống lưu trữ đối tượng Object Storage và NAS có thể cung cấp nhiều cách khác nhau để truy cập dữ liệu, ví dụ như API theo giao thức REST ​​hay SOAP, cũng như các giao thức lưu trữ phù hợp, gồm CIFS và NFS cho lưu trữ file, Luster hoặc PanFS dành cho lưu trữ đối tượng và ngay cả Hệ thống file phân tán Hadoop nếu như hệ thống lưu trữ hỗ trợ phân tích dữ liệu lớn.
  • Các tùy chọn quản lý: Quản lý hệ thống lưu trữ đối tượng Object Storage và NAS có thể bao gồm nhiều tính năng, cũng như khả năng tự cấu hình, tự động phục hồi và tự động cân bằng lại. Tức là định vị lại file để mở rộng khả năng truy cập đĩa.
  • Cloud interface. Một số hệ thống lưu trữ NAS và đối tượng còn có thể cung cấp lớp giao tiếp với các nền tảng cloud. Đồng thời, có thể hỗ trợ đám mây riêng hoặc tương tác với các dịch vụ lưu trữ đám mây công cộng để xây dựng hạ tầng lưu trữ liên thông cục bộ hay đám mây liền mạch.

Các tình huống ứng dụng NAS và lưu trữ đối tượng trong doanh nghiệp

Có thể thấy rằng, NAS và lưu trữ đối tượng có cùng mục đích cơ bản đó là lưu trữ dữ liệu cho người dùng và ứng dụng doanh nghiệp. Tuy nhiên, điểm mạnh và điểm yếu của cả hai công nghệ khiến chúng phù hợp với những mục đích sử dụng khác nhau.

Trong đó, NAS cung cấp một cách tiếp cận truyền thống hơn để lưu trữ dữ liệu và lý tưởng với nhiều tác vụ, bất cứ nơi nào dữ liệu file cần phải được lưu trữ hoặc truy cập. 

Còn lưu trữ đối tượng cũng lưu trữ dữ liệu. Tuy nhiên tính chất phẳng (không phân cấp), không có cấu trúc, và dựa trên siêu dữ liệu của các đối tượng làm cho việc lưu trữ đối tượng trở nên thú vị đối với các ứng dụng lưu trữ khác nhau trong doanh nghiệp.

Lựa chọn giải pháp nào tốt cho việc lưu trữ dữ liệu phi cấu trúc 

Vậy cách tiếp cận nào xuất hiện hàng đầu khi nói đến NAS so với lưu trữ đối tượng? Nhìn chung, nếu bạn có các ứng dụng chỉ bao gồm các dữ liệu thay đổi liên tục và việc truy cập được sắp xếp hợp lý, NAS chính là lựa chọn tốt nhất của bạn. Nếu như bạn có tài xử lý mà thiên về lưu trữ dài hạn (archive) và bạn không cần mức độ tích hợp application-native mức cao, lưu trữ đối tượng lại là hướng nên chọn.

Ngoài ra, quy mô cũng đóng một phần trong quyết định lưu trữ đối tượng so với NAS của bạn. Các hệ thống NAS sẽ rất khác nhau về mức độ mở rộng của chúng. Do đó, có thể ở một thời điểm nào đó, bạn có thể phát triển vượt quá giới hạn của sản phẩm NAS mà bạn chọn. 

Vậy là Sho máy chủ vừa giúp bạn tìm hiểu về NAS và Object Storage để bạn có thể lựa chọn giải pháp nào tốt cho lưu trữ dữ liệu phi cấu trúc. Nhìn chung, mỗi loại sẽ có ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau. Vì thế, hãy lựa chọn  giải pháp phù hợp với mục đích sử dụng cảu mình nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *