San Switch là gì? San Switch dùng để làm gì?

San Switch là gì

Trong bối cảnh nền công nghiệp phát triển như vũ bão các tổ chức và các doanh nghiệp đều tự xây dựng các hệ thống quản lý và làm việc theo dựa trên  cơ sở dữ liệu của riêng mình. Vì thế mà mạng cục bộ (LAN – Local Area Network) và mạng ở khu vực lưu trữ (SAN – Storage Area Network) đã được hình thành. Vậy San Switch là gì? Đây là cụm từ khá mới mẻ, không phải ai cũng biết, và chúng được dùng để làm gì? Trả lời cho câu hỏi đó mới các bạn đến với những nội dung dưới đây.

SAN Switch là gì?

SAN (Storage Area Network, tạm dịch: mạng lưu trữ) là một mạng chuyên dụng kết nối nhiều Server và nhiều thiết bị lưu trữ, với mục đích chính là truyền tải dữ liệu giữa hệ thống máy tính và phần tử lưu trữ và giữa các phần tử lưu trữ với nhau. SAN hoàn toàn tách biệt với các mạng LAN và WAN. Mạng SAN có thể nối kết tất cả các tài nguyên liên quan đến lưu trữ trong mạng lại với nhau.

San Switch là gì

SAN switch là một thành phần cơ bản trong hệ thống SAN dựa trên giao thức Ethernet hoặc giao thức Fibre Channel. SAN Switch cho phép quản trị viên thiết lập dự phòng đường dẫn trong trường hợp lỗi đường dẫn từ máy chủ lưu trữ hoặc từ mảng lưu trữ để chuyển đổi. Chuyển đổi SAN là quá trình kiểm tra tiêu đề gói dữ liệu, xác định nguồn gốc, đích của các thiết bị máy tính và gửi gói đến hệ thống lưu trữ dự định.

SAN switch sử dụng để làm gì?

SAN switch là gì? San switch được sử dụng như thế nào? Đây là một mạng có tốc độ đường truyền cao chỉ dành riêng cho việc lưu và quản trị dữ liệu. Vì thế SAN giúp việc sử dụng tài nguyên lưu trữ tốt hơn quản lý cũng trở nên đơn giản hơn. Lúc này quản trị viên có thể quản lý tập trung tăng độ an toàn, sao lưu, khôi phục khi có sự cố xảy ra. 

San Switch sử dụng để làm gì

SAN hay được sử dụng ở những nơi lưu trữ nhiều dữ liệu quan trọng như ngân hàng, các doanh nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông,…

Các bộ phận chính của một hệ thống SAN 

Thiết bị lưu trữ: Chính là các tủ đĩa có lưu lượng lớn, có tốc độ truy xuất nhanh, đồng thời  hỗ trợ các tính năng RAID, local Replica,… Đây chính là nơi tập trung dữ liệu của toàn bộ hệ thống.

Thiết bị chuyển mạch SAN: Chính là SAN switch có nhiệm vụ kết nối các máy chủ đến tủ đĩa.

Các máy chủ hoặc máy trạm: Những máy này được kết nối đến SAN switch bằng cáp quang thông qua HBA card.

SAN thường sử dụng kỹ thuật Fibre Channel (FC) trong các bước vận hàng của mình. Kỹ thuật này đã được kiểm hóa bởi ANSI. Còn kỹ thuật Gigabit Ethernet được hình thành cũng dựa trên kỹ thuật này. Tốc độ đường truyền hiện nay của Fibre Channel là 2Gbps. Hơn nữa, Cisco cũng có nhiều kỹ thuật khác cho SAN sử dụng nhưng chưa dùng nhiều như: SCSI over IP, FC over Ethernet. Hiện nay ít ai dùng Fibre Channel SAN vì nó khá đắt, và không có tính linh hoạt bằng iSCSI SAN. Tuy FC SAN có hiệu suất cao hơn nhưng tùy vào yêu cầu của hãng cần những gì.

Mỗi máy chủ muốn kết nối phải được trang bị ít nhất một HBA card, các SAN switch thường có 16, 24 hay 32 port. Để chọn tủ đĩa lưu trữ và hệ thống sao lưu dự phòng thì khá phức tạp vì hiện nay có rất nhiều thiết bị những hãng khác nhau, đa số chúng đều rất đắt. Khi lựa chọn tủ đĩa lưu trữ, bạn cần phải để ý đến dung lượng của chúng, khả năng lưu trữ tối đa, cache, IP, khả năng remote replica,… Bên cạnh đó, bạn còn phải chọn các phần mềm quản lý SAN, các phần mềm sao lưu,.. Các yếu tố để chọn phần cứng lưu trữ:

– Số lượng máy chủ cần lưu trữ ==> số HBA, loại SAN switch, dung lượng thiết bị lưu trữ

– Tốc độ đường truyền backup, restore,… ==> performance cần của SAN

– Cần bao nhiêu không gian lưu trữ và dự đoán khả năng phát triển dự phòng vào đó nữa

– Ngoài ra, tốc độ đọc ghi của hệ thống cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu xuất của hệ thống, vì vậy ta cần lựa chọn ổ cứng, cache có tốc độ phù hợp với nhu cầu.

Cả switch LAN và SAN đều có thể đáp ứng đường dẫn truyền thông cho chuyển động dữ liệu và lưu trữ. Nhưng chuyển đổi LAN dựa trên IP còn chuyển đổi SAN dựa trên kênh sợi quang. Khi đánh giá bộ chuyển đổi LAN hoặc SAN bạn cần xem đến các yêu cầu về hiệu suất, hỗ trợ các giao thức và tốc độ giao diện. 

Trên đây là tất cả thông tin cần thiết về San switch là gì và cũng như công dụng của chúng. Hy vọng với những thông tin đó sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc đang gặp phải.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *